Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Nắng nóng có thể dẫn đến đột quỵ

Tạp Chí Giáo Dục

LTS: Nhng ngày này, thi tiết TP.HCM nói riêng và các tnh Đông Nam b nói chung vô cùng nng nóng, nht là t 10 gi đến 16 gi. Thi tiết nng nóng cùng vi ô nhim không khí s nh hưng nghiêm trng đến sc khe mi ngưi. Đ đm bo sc khe, Báo Giáo dc TP.HCM xin đăng ti bài viết ca BS.CKII Nguyn Viết Hu – Phó Trưng khoa Cp cu BV ĐH Y dưc TP.HCM.

BS.CKII Nguyn Viết Hu khám bnh cho bnh nhân. Ảnh: BVCC

Đối với cơ thể người, nhiệt độ thích nghi nhất vào khoảng 25°C. Từ 20°C đến 30°C, cơ thể điều chỉnh thích nghi tốt, nhưng đến một ngưỡng nhiệt độ lạnh quá hay nóng quá cơ thể không thể điều chỉnh kịp… dẫn đến phù nhiệt, phát ban, chuột rút, ngất xỉu, kiệt sức, sốc nhiệt (đột quỵ) tùy theo mức độ tiếp xúc với thời tiết nắng nóng, nhiệt độ môi trường xung quanh và gọi chung là “cảm nắng”.

Khả năng điều chỉnh với sự thay đổi nhiệt độ cũng kém ở trẻ nhỏ (nhỏ hơn 4 tuổi), người già (lớn hơn 70 tuổi) hoặc người có nhiều bệnh lý đi kèm.

Biểu hiện “cảm nắng” là phù ở phần thấp cơ thể như ở mắt cá, bàn chân; bề mặt da nổi mẩn ngứa, mề đay. Trong các trường hợp này, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, không cần dùng thuốc. Trường hợp chuột rút, bệnh nhân có biểu hiện đau ở các bắp thịt, đặc biệt ở các bắp đùi, cẳng chân, đi kèm cơ thể bị mất nước và muối qua mồ hôi quá nhiều, dẫn đến tình trạng co thắt cơ… Lúc này, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường, nghỉ ngơi, di chuyển đến nơi thoáng mát, bù nước có muối khoáng.

Gặp trường hợp ngất xỉu, bệnh nhân cần được nằm ở tư thế đầu thấp, di chuyển đến vùng có không khí thoáng mát, nới rộng áo quần, bù nước có muối khoáng, theo dõi khoảng 30 phút, nếu ổn định thì không cần đến bệnh viện.

Nếu xảy ra sốc nhiệt, phải sơ cứu tạm thời bằng cách cho bệnh nhân nằm đầu thấp, di chuyển ra khỏi vùng có nhiệt độ cao, làm giảm nhiệt bằng quạt hoặc ngâm người trong nước mát, dùng gạc có thấm nước lạnh, nước đá đặt các vùng trên cơ thể và tìm cách chuyển người bệnh đến bệnh viện ngay.

Trong các bệnh do nhiệt độ gây ra, sốc nhiệt là loại bệnh có tỷ lệ tử vong tương đương với đột quỵ do tim hay đột quỵ do não. Nguyên nhân do cơ thể bị mất muối và nước kéo dài đi kèm sự quá tải khả năng hoạt động của trung tâm điều nhiệt. Tăng thân nhiệt kéo dài sẽ làm tổn thương hệ tim mạch, hô hấp, gan, thận, đặc biệt là hệ thần kinh. Nhiệt độ cơ thể nạn nhân có thể lên đến trên 400C, có kèm các triệu chứng thần kinh như đau đầu, chóng mặt, buồn ói, lơ mơ, rối loạn tri giác, co giật thậm chí hôn mê…

Để phòng ngừa các bệnh do thời tiết nắng nóng hay thời điểm giao mùa gây ra, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài hay môi trường có nhiệt độ cao, mọi người nên mặc quần áo dài tay, thoáng mát, đội nón rộng vành, hạn chế thời gian tiếp xúc ánh nắng từ 10 đến 16 giờ. Nếu bắt buộc phải làm việc hoặc hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao thì nên di chuyển đến nơi có không khí mát mẻ 1 lần/giờ, nghỉ ngơi khoảng 15 phút, sau đó trở lại công việc. Chủ động uống nước, ưu tiên các loại nước vừa cung cấp nước và muối khoáng, không nên đợi đến lúc khát nước mới uống.

Trong thời tiết nóng, xu hướng mọi người ở trong các phòng máy lạnh quá lâu, sử dụng nhiều quạt hoặc ăn uống các loại thức ăn, thức uống lạnh hay có đá… vô tình làm khô niêm mạc, khô chất nhầy của đường hô hấp. Việc này sẽ làm cho các vi trùng có lợi cho cơ thể chết đi, tạo điều kiện thuận lợi cho các siêu vi, vi trùng ngoại lai xâm nhập gây các bệnh lý hô hấp. Nhiệt độ tăng cao cũng dẫn đến việc tăng tiết mồ hôi, chất bã nhờn, tạo môi trường cho vi nấm phát triển cũng là nguyên nhân gây ra bệnh ngoài da. Một số bệnh truyền nhiễm như sởi, quai bị, bệnh tay chân miệng cũng thường xuất hiện trong thời gian này, do đó người lớn nên chích ngừa nhắc lại cho trẻ để phòng ngừa bệnh.

Cũng cần lưu ý, không được tắm ngay sau khi đi dưới nắng. bởi cơ thể đang ở ngoài nắng, nhiệt độ môi trường khá cao, nếu tắm ngay sẽ dẫn đến sự thay đổi nhiệt độ đột ngột buộc trung tâm điều nhiệt phải hoạt động liên tục, thay vào đó nên nghỉ ngơi, để khô mồ hôi khoảng 30 phút. Cũng không nên tắm nhiều lần trong ngày để tránh việc cơ thể bị thay đổi nhiệt độ liên tục, không tốt cho sức khỏe.

BS .CKII Nguyn Viết Hu

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)