Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nâng sức cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ chủ lực sau khi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Sau khi sản phẩm được bảo hộ, doanh nghiệp sẽ phát triển ra sao để nâng cao giá trị và phát huy sản phẩm? Qua đó góp phần để sản phẩm đặc sản của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nâng tầm giá trị và đi xa hơn? Đó là nội dung đặt ra tại hội thảo “Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ chủ lực sau khi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” do Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) TP.Cần Thơ tổ chức ngày 27-9-2023.


Ông Ngô Anh Tín – Giám dốc Sở Khoa học – Công nghệ TP.Cần Thơ phát biểu khai mạc hội thảo

Hội thảo (HT) nhằm chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về vai trò quan trọng của sở hữu trí tuệ (SHTT) đối với việc hỗ trợ các sản phẩm, dịch vụ chủ lực khai thác, phát triển giá trị tài sản trí tuệ; đồng thời tạo sự liên kết giữa cơ quan nhà nước, nhà đầu tư và tổ chức có liên quan với các cá nhân, doanh nghiệp (DN); qua đó thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo để tạo ra những khả năng sản xuất có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, xã hội.

Trong xu thế hội nhập việc bảo hộ các quyền SHTT sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, tăng cường giá trị DN, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng cho địa phương.


Quang cảnh hội thảo

Tuy nhiên để nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ chủ lực sau khi bảo hộ quyền SHTT lại không đơn giản vì phải xây dựng được thương hiệu sản phẩm, trong khi đó, theo  ông Trần Giang Khuê – Trưởng Văn phòng Đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP.Hồ Chí Minh,  điều quan trọng nhất trong xây dựng và phát triển thương hiệu là phải dựa trên các giá trị cốt lõi của sản phẩm, dịch vụ. Đối với đặc sản địa phương là chất lượng đặc thù, giá trị khác biệt, độ an toàn của sản phẩm. Nhưng trong thực tế,  các đặc sản vùng ĐBSCL vẫn chỉ được trồng, sản xuất, kinh doanh ở qui mô nhỏ, manh múm; quy trình trồng trọt, thu hoạch, bảo quản, chế biến… chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thói quen. Các máy móc, thiết bị còn thô sơ, việc ứng dụng công nghệ chỉ ở các DN lớn. Vì vậy chất lượng của sản phẩm đặc sản không đồng đều,  dẫn đến ảnh hưởng uy tín của sản phẩm.

Vấn đề khai thác phát triển tài sản trí tuệ, xây dựng thương hiệu còn khá mới mẻ đối với DN Việt Nam, bên cạnh đó,  đa số là eo hẹp về nguồn vốn tài chính nên nhiều DN chưa hiểu hết về ý nghĩa giá trị của thương hiệu sản phẩm.  


Ông Trần Giang Khuê – Trưởng Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP.HCM trình bày “Giải pháp hỗ trợ khai thác, phát triển nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và sản phẩm OCOP

Trước những hạn chế trên, theo các chuyên gia và nhiều doanh nghiệp,  phải cần một giải pháp tổng hợp. Về phía các cơ quan nhà nước: Cần hoàn thiện các quy định pháp luật cho việc bảo hộ, quản lý và phát triển thương hiệu dựa trên các quyền sở hữu trí tuệ đối với địa danh dùng cho các đặc sản địa phương; đặc biệt là quy định về |quản lý, kiểm soát NHTT, NHCN và các quy định về các biểu tượng chung cho đặc sản, trong đó có sản phẩm OCOP hay biểu tượng chỉ dẫn địa lý. Các |nhà sản xuất, kinh doanh muốn cho sản phẩm, dịch vụ của họ được mang biểu tượng chung, cần phải đảm bảo các tiêu chí về chất lượng và nguồn gốc (được quy định trong quy chế sử dụng biểu tượng) và phải được một Cơ quan/Tổ chức  có chức năng  chứng nhận là đã tuân  thủ các quy định, các điều kiện trong quy chế. Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ thành lập và nâng cao năng lực cho các tổ chức tập thể – đại diện cho quyền lợi của các nhà sản xuất, kinh doanh đặc sản,  đế quản lý, khai thác và phát triển thương hiệu chung của địa phương, vùng miền.


Các địa biểu tham quan một gian hàng khởi nghiệp – đổi mới sáng tạo; ứng dụng công nghệ trong sản xuất

Về phía các nhà sản xuất, kinh doanh:  Phải duy trì được danh tiếng, chất lượng đặc thù của sản phẩm đặc sản , nhất là các sản phẩm mang nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu chứng nhận; chứng nhận OCOP; thường xuyên trao đổi kiến thức, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng các sản phẩm đặc sản. Tổ chức sản xuất, thúc đẩy hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm mang NHTT, NHCN và sản phẩm OCOP để đưa sản phẩm ra  thị trường. Tức là không còn bán hàng thô, hàng nguyên liệu mà bán sản phẩm có gắn nhãn mác hay thương hiệu sản phẩm địa phương, vùng miền và quốc gia; tăng cường đa dạng hóa sản phẩm để tăng tính cạnh tranh trên thị trường và cũng giúp giải quyết các sản phẩm tồn đọng tránh tình trạng “được mùa thì rớt giá”,  điển hình như các sản phẩm từ dừa: Trái dừa tươi, kẹo dừa, mứt dừa, nước dừa uống ngay và đóng chai, mỹ phẩm từ dừa, thủ công mỹ nghệ từ dừa, xơ dừa…).

Ông Nguyễn Tấn Nhơn – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn TP.Cần Thơ lưu ý: “Nhà sản xuất, kinh doanh cần  có chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu bài bản.  Xây dựng thương hiệu gắn với chủ trương chính sách của địa phương, của nhà nước. Có thể học tập kinh nghiệm làm thương hiệu của các tập đoàn lớn trong nước và thế giới như thương hiệu: Phú Quốc, Lộc Trời, Cognac, Bordeux, Champagne…”.

Trong xu thế hội nhập kinh tế ngày nay, những đòi hỏi về kiểm soát nguồn gốc, chất lượng và mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao. Do vậy việc đăng ký bảo hộ cũng như phát triển nhãn hiệu giữ vai trò sống còn đối với mỗi sản phẩm khi cung ứng ra thị trường. Tuy nhiên, để các sản phẩm sau khi được bảo hộ quyền SHTT đem lại hiệu quả cao không chỉ có sự nỗ lực, tuân thủ chặt chẽ của người sản xuất hay DN  mà cần phải có sự chung tay của tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan, đoàn thể và đặc biệt là ý thức tự giác của người sản xuất.

Đan Phượng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)