Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Nâng tầm thương hiệu quốc gia – nhìn từ câu chuyện “vươn ra thế giới” của Vinamilk

Tạp Chí Giáo Dục

Năm 2020, doanh nghip sa ln ca cc này cũng đánh du tròn 10 năm hành trình đưa thương hiu quc gia đi ra th trưng thế gii k t 2010.


Đi din Vinamilk nhn biu trưng Thương hiu quc gia ln th 6 liên tiếp

Trong 10 năm trở lại đây, với sự hội nhập mạnh mẽ và các FTA chiến lược được ký kết, Việt Nam đã và đang có những doanh nghiệp làm nên tên tuổi cũng như ghi lại dấu ấn cho thương hiệu Việt trên thị trường thế giới. Trong đó, phần lớn đều là những doanh nghiệp “Thương hiệu quốc gia” từ những năm đầu tiên và duy trì trong nhiều năm như một sự khẳng định về cả giá trị và uy tín.

Xây dng ch đng cho thương hiu

Mục đích của chương trình Thương hiệu quốc gia là giúp gia tăng giá trị và tính cạnh tranh cho sản phẩm Việt Nam. Ở chiều ngược lại, từ phía các doanh nghiệp, họ cũng đã cho thấy sự nỗ lực để giúp thương hiệu quốc gia của Việt Nam dần có chỗ đứng ở sân chơi quốc tế.

Trong tháng 11 vừa qua, Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã xét chọn và công nhận 124 doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia 2020. 124 doanh nghiệp này đều là những thương hiệu được biết đến rộng rãi ở Việt Nam như Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, Tập đoàn Viễn thông – Công nghiệp quân đội (Viettel), … Trong đó, có những thương hiệu “đời đầu” đã được vinh danh nhiều lần liên tiếp như Vietcombank, Vinamilk…


Không ch đu tư cho sn phm, các hot đng xây dng thương hiu đã đưc đy mnh

Các doanh nghiệp này có đặc điểm chung chính là vừa làm chủ thị trường trong nước, vừa đưa được thương hiệu ra thị trường thế giới. Bên cạnh các ngành đang “trỗi dậy” như Tài chính, Công nghệ hay các ngành vốn có thế mạnh như Nông sản, May mặc… thì có một đơn vị tiêu biểu của ngành thực phẩm đồ uống không thể không nhắc tới đó là Vinamilk.

Điều đáng nói hơn là với xuất phát điểm của Việt Nam là hoàn toàn không có ngành sữa, chưa có “thương hiệu quốc tế” trong lĩnh vực sữa, dinh dưỡng thì đến nay chúng ta đã có những dấu ấn đáng ghi nhận như: có mặt trong Top 50 công ty sữa lớn nhất thế giới, 1.000 thương hiệu dẫn đầu Châu Á, 200 doanh nghiệp quyền lực nhất Châu Á…Vinamilk cũng là đơn vị duy nhất của ngành sữa duy trì danh hiệu Thương hiệu quốc gia trong 12 năm liền qua sau 6 lần liên tiếp được vinh danh.

Nhng du n đu tiên ca thương hiu “Sa Vit”

Trong lễ trao giải Thương hiệu quốc gia 2020 mới được tổ chức, Vinamilk được vinh danh như là một trong những cái tên nổi bật. Năm 2020, doanh nghiệp sữa lớn của cả nước này cũng đánh dấu tròn 10 năm hành trình đưa thương hiệu quốc gia đi ra thị trường thế giới kể từ 2010. Với những gì đang làm được, Vinamilk đã cho thấy Thương hiệu quốc gia không chỉ đơn thuần là một sự công nhận mà còn là một chiến lược được doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện.

Ngành sữa là ngành đòi hỏi rất cao về kỹ thuật, dinh dưỡng, tiêu chuẩn chất lượng… Nếu “tham chiếu” vào nông, lâm, thủy sản, có thể thấy rất khó cho thương hiệu sữa Việt để cạnh tranh với các “ông lớn” trên thế giới nhất là tại các thị trường “khó” như Âu Mỹ hay gần hơn là các nước phát triển của Châu Á như Nhật, Hàn vốn đều có hàng rào phi thuế quan cũng như tiêu chuẩn và kỹ thuật rất khắt khe.


Vinamilk không phi là cái tên xa l ti nhng Hi ch, Trin lãm Quc tế ln nht nhì ca thế gii như Gulfood,…

Bài toán về sữa càng trở nên “khó giải” khi Việt Nam không có lợi thế về vùng nguyên liệu, cụ thể hơn là chăn nuôi bò sữa. Thế nhưng, nhờ biết nắm bắt cơ hội, từ năm 1997, Vinamilk đã bắt đầu xuất khẩu nhiều loại sản phẩm sữa ra thế giới. Tiếp đó là sự đầu tư “khủng” của doanh nghiệp này để xây dựng 12 trang trại bò sữa và 13 nhà máy chế biến trong nước và gần đây đã mở rộng ra nước ngoài như tổ hợp trang trại bò sữa organic tại Lào giúp tạo ra được năng lực sản xuất, lợi thế cạnh tranh lớn.

Tính đến nay, các sản phẩm chủ lực của Vinamilk như Sữa tươi, Sữa chua, Sữa đặc Ông Thọ, sữa bột trẻ em Dielac, … đã có mặt tại hơn 54 quốc gia và vùng lãnh thổ, đem về kim ngạch xuất khẩu hơn 2,4 tỷ USD.

Cho biết thêm về việc này, ông Võ Trung Hiếu, Giám đốc Kinh Doanh Quốc tế của Vinamilk chia sẻ Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng thông qua các hiệp định tự do thương mại như EVFTA, RCEP… Đây là thách thức cho các doanh nghiệp khi phải gia tăng tính cạnh tranh về cả sản phẩm và thương hiệu nếu muốn có được thị trường, nhưng cũng là cơ hội để phát triển mạnh hơn nữa. Vinamilk sẽ tích cực hơn nữa để khẳng định và phát triển giá trị thương hiệu sữa Việt Nam tại các thị trường lớn của thế giới.

Nâng cao giá tr cho các thương hiu quc gia

Theo tổ chức Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá tăng 29% từ 247 tỷ USD năm 2019 lên 319 tỷ năm 2020, đồng thời tăng thêm 9 hạng từ hạng 42 lên hạng 33 thế giới và Việt Nam được đánh giá là trường hợp thăng hạng nhanh trên thế giới.

Còn theo báo cáo năm 2020, tổng doanh thu năm 2019 của 124 doanh nghiệp THQG đạt trên 1,4 triệu tỷ đồng, tổng doanh thu xuất khẩu đạt hơn 137 nghìn tỷ đồng, tổng nộp ngân sách Nhà nước trên 200 nghìn tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho hơn 471 nghìn lao động. Đóng góp của các doanh nghiệp tích cực và nỗ lực để xây dựng thương hiệu quốc gia như Vinamilk là không hề nhỏ.


D án t hp trang tri đưc Vinamilk khi công ti Lào năm 2019 đ m rng vùng nguyên liu sa organic cho xut khu

Giá trị thương hiệu của Vinamilk (theo đánh giá của Forbes Việt Nam) tăng dần đều qua các năm từ 2016 đến nay từ 1,6 tỷ USD đến 2,4 tỷ USD năm 2020. Trong năm “Covid-19” đầy biến động, lần đầu tiên Vinamilk, một doanh nghiệp của Việt Nam vượt lên các công ty đa quốc gia khác để dẫn đầu danh sách 10 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam, thuộc 1.000 thương hiệu dẫn đần của Châu Á theo Campaign Asia & Nielsen.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước các cơ hội lớn từ các hiệp định song phương, đa phương như RCEP với quy mô thị trường mở ra lên đến 2,2 tỷ dân tương ứng 1/3 dân số thế giới. Nhưng đồng thời những khó khăn chung do Covid-19 vẫn còn đó. Bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp là cần có chiến lược cụ thể để gia tăng sức cạnh tranh để khẳng định được chỗ đứng của mình tại thị trường nội địa và song song xây dựng thương hiệu để gia tăng giá trị sản phẩm ở thị trường xuất khẩu, xa hơn là xây dựng các thương hiệu toàn cầu.

PV

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)