Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Nâng tầm văn hóa đọc trong học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Sách có vai trò quan trọng trong sự trưởng thành và định hình nhân cách của mỗi đứa trẻ. Khi trẻ được cha mẹ, ông bà cho tiếp xúc sớm với sách sẽ phát triển ngôn ngữ và nhận thức thế giới xung quanh tốt hơn. Đến trường học, trẻ đọc lưu loát, viết văn không sai chính tả, ngữ pháp, ngôn từ phong phú và sớm hiểu biết so với bạn bè cùng trang lứa. Thực tế chứng minh nhiều học sinh tìm ra con đường mình đi trong tương lai từ những trang sách mà các em đã đọc.

Thế mà, một thực trạng khiến những ai quan tâm đến giáo dục đều phải trăn trở, đó là văn hóa đọc của học sinh chưa được quan tâm đúng mức từ gia đình đến trường học và cả xã hội. Trong gia đình: vì bận rộn mưu sinh, hiếm có bậc cha mẹ nào gầy dựng thói quen đọc sách cho con trẻ. Trong trường học: nhà quản lý giáo dục chỉ chú trọng tỷ lệ lên lớp, kết quả của các kỳ thi… Thầy cô tập trung mọi nguồn lực cho việc hoàn thành chương trình và kế hoạch năm học. Học sinh chỉ thuần túy học, đọc sách giáo khoa, thuộc lòng đề cương của thầy cô và mất quá nhiều thời gian đi học thêm cho cuộc đua điểm số. Điểm số để vượt qua các kỳ thi cuối cấp, thi ĐH đã vắt kiệt sức học sinh khiến các em không còn thời gian đến với sách. Riêng đề thi môn văn và các môn học ở trường phổ thông chỉ ở cấp độ tái hiện kiến thức sách giáo khoa nên cả thầy cô và học sinh bỏ trống ý thức mở rộng muôn mặt kiến thức từ sách. Trong đời sống: xã hội thời kỳ đổi mới vội vã với xa lộ thông tin và nhan nhản tin xấu có tác dụng ngược với tuổi trẻ. Chưa kể sách là món hàng với giá bán khá cao cũng là một cản trở. Đó là một vấn nạn trong thời đại bùng nổ công nghệ. Nếu chúng ta không kịp thời gieo trồng, gầy dựng thói quen đọc sách cho lớp trẻ sẽ tác động đến một thế hệ và ảnh hưởng nhiều đến sự vững bền văn hóa dân tộc.

Dự án “Lớn lên cùng sách” ở trường chúng tôi nhằm mục đích hình thành thói quen đọc sách cho học sinh. Giúp các em tự tin, thân thiện, có kiến thức, biết cách trình bày quan điểm… Các hoạt động của dự án bao gồm: xây dựng kế hoạch đọc sách hàng tuần và trong suốt năm học. Đọc trong giờ học, ở thư viện, ở nhà, qua đó giúp các em nâng cao kỹ năng đọc, nghe, nói, viết, góp phần học tốt môn văn. Có thể nói dự án đã làm thay đổi ý thức đọc sách của học sinh. Cụ thể, các em hứng thú khi đến giờ đọc sách trong thư viện hoặc trong lớp học. Thay đổi thói quen đọc –  từ đọc truyện tranh hoặc các loại tạp chí sang truyện chữ, từ không đọc đến dần hình thành thói quen đọc. Các em tự tin thể hiện, nói và viết lưu loát, nhiều em có những chuyển biến trong nhận thức. Nhân vật trong nhiều cuốn sách là tấm gương để các em có ước mơ và cố gắng theo đuổi. Phụ huynh đã đồng hành cùng con và rất vui khi con đã đọc sách, ít chơi game…

Nguyn Th Ngc Dip
(T trưng T tiếng Vit,
Trư
ng song ng Quc tế Horizon)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)