Là Đệ nhất Tổng tài của Cộng hòa Pháp từ 1799-1804, sau đó là Hoàng đế Pháp và vua Italy, Napoleon được coi là một trong những nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại nhất thế giới. Lịch sử ghi nhận ông không chỉ qua những đóng góp về mặt quân sự mà còn cả lĩnh vực đời sống, kinh tế xã hội.
Cái bóng của Napoleon trùm lên khắp thời đại ông. Khi Napoleon ở đỉnh cao quyền lực, đế chế của ông trải dài suốt châu Âu, từ Bồ Đào Nha đến nước Nga, và từ bán đảo Scandinavia đến “chiếc ủng” Italy. Vậy mà ông đã đột ngột ngã xuống từ chiếc ghế quyền lực của mình và qua đời cay đắng khi bị lưu đày ở đảo St Helena, Đại Tây Dương.
Là một kỳ nhân trong lịch sử thế giới, Napoleon để lại nhiều dấu ấn và sự khác biệt về ý chí, lòng quả cảm mãnh liệt. Từ nhỏ, Napoleon đã thể hiện tính cách cứng rắn và có tinh thần dũng cảm cũng như mưu trí. Tại trường quân sự ở Brienne-le-Château, cậu bé Napoleon dù hay bị bạn bè trêu chọc vì nói tiếng Pháp không chuẩn nhưng đã chứng tỏ được mình và là học sinh rất nổi trội, đặc biệt là với môn toán học và lịch sử. Khi là thanh niên, Napoleon từ chối mọi thú vui giải trí để vùi đầu vào đọc sách và gửi tiền về giúp mẹ ở quê… Tài năng sử dụng pháo binh, tư duy chiến thuật và nghệ thuật quân sự của ông được hình thành ngay từ giai đoạn này.
Napoleon cũng để lại dấu ấn với những câu nói nổi tiếng: Quần chúng chỉ là những con số không dài vô tận, giá trị chỉ là ở con số đầu! hay Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh; Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời. Phương châm hành động của ông: Không có gì là không thể.
Thời điểm Napoleon bắt đầu thâu tóm quyền lực vào tháng 11/1799 khi mới 30 tuổi, những nét cá tính làm nên một Napoleon đã dần định hình và sự nghiệp quân sự của ông đang lớn mạnh đủ để hiện thực hóa cuộc đảo chính đầu tiên. Cuộc đảo chính đã đánh dấu sự khởi đầu một thể chế chính trị và quân sự, trong đó quyền lực tập trung vào một cá nhân. Chính vì vậy, để hiểu rõ con đường hình thành cá tính Napoleon cần khởi nguồn từ đây. Có hai câu hỏi đặt ra: Thứ nhất, sự nuôi dưỡng và giáo dục của nước Pháp đã ảnh hưởng đến tính cách của Napoleon như thế nào? Thứ hai, những cơ hội từ Cuộc cách mạng Tư sản Pháp diễn ra ngày 14/7/1789 cho một trẻ tuổi, tham vọng ảnh hưởng như thế nào đến cá tính Napoleon và hỗ trợ gì cho con đường binh nghiệp của ông? Câu trả lời sẽ góp phần làm sang tỏ mầm tham vọng từ thời trai trẻ của Napoleon: từ nhà giải phóng đảo Corsica trở thành người nắm quyền lực trên toàn nước Pháp. Xét về khía cạnh quyền lực, những thay đổi trên đánh dấu sự chuyển biến từ giấc mơ thủa nhỏ thành hiện thực khi trưởng thành.
Như phác họa tài tình của Dorothy Carringtori về mảnh đất, con người và truyền thống xứ Corsica, đây là mảnh đất có lịch sử lâu dài bị xâm lược, bị chia cắt thành thuộc địa của nhiều nước. Có vị trí chiến lược, nhiều hải cảng an toàn và là nguồn cung cấp gỗ dồi dào cho ngành công nghiệp đóng tàu, đảo Corsica trở thành miếng mồi hấp dẫn để các quốc gia xâu xé. Người dân ở đây tin rằng số phận của họ là tù đày và chiến tranh. Lạp, người Bắc Phi cổ, người La Mã, người Vandals, người Ostrogoths, người Lombards, Byzantine, Saracen, giáo sĩ Pisa (sau này là giám mục), vua Aragon và Genoe đều đã lưu lại dấu ấn tại hòn đảo này trong thời gian nắm quyền lực ở đây.
Nước Pháp cũng đã tấn công đảo Corsica vài lần trước khi chính thức đặt chân lên đó vào cuối năm 1768 để đàn áp cuộc nổi loạn của nhà yêu nước Pasquale Paoli và đòi lại quyền thông qua hiệp ước thương mại với Cộng hòa Genoa đầu năm 1768.
Đảo Corsica chưa bao giờ biết đến chế độ phong kiến, ít nhất là như mô hình đã tồn tại ở các nước châu Âu. Và chủ nghĩa tư bản công nghiệp thế kỷ XVIII cũng không ảnh hưởng nhiều đến đảo Corsica. Các cực giàu có và nghèo khổ, vua chúa và nô bộc hầu như không được biết đến. Mức sống của dân cư nhìn chung thấp, khoảng cách kinh tế và địa vị xã hội cũng không bị khoét sâu do phân chia giai cấp. Những mối thù truyền kiếp giữa các gia đình là nguồn gốc của cách cư xử không bình đẳng giữa nông dân với thương nhân, ngư dân, luật sư và các nhà quản lý cảng biển. Những mối thù truyền kiếp và lòng tự tôn thái quá đã trở thành căn bệnh địa phương đặc trưng của xã hội mà nhà thờ cũng như chính quyền đều không thể nhổ tận gốc rễ, bởi nó đã ăn sâu bám chắc vào đời sống xã hội.
Theo ước tính, chỉ riêng hận thù đã là nguyên nhân của khoảng 1.000 vụ án mạng ở đảo Corsica trong khi tổng dân số ở đây chỉ khoảng 120.000 người. Dân cư ở đây đều tuân theo chuẩn mực đạo đức lâu đời được phổ biến và lưu giữ trong cộng đồng. Theo đó, niềm tự hào dòng tộc là mục đích tối cao của các mối quan hệ cá nhân, xã hội và cũng là mục đích của cả cuộc đời. Cấu trúc gia đình trong đó nam giới nắm toàn quyền quyết định đã trở thành chuẩn mực vững chãi và rất khó thay đổi. Người cha có toàn quyền quyết định các mối quan hệ với thế giới bên ngoài, kể cả việc dựng vợ gả chồng cho con cái. Vì vậy, những cảm xúc riêng tư của con cái làm ảnh hưởng tới lợi ích và danh dự gia đình sẽ không có chỗ để tồn tại.
Đây chính là xã hội, nơi Napoleon được sinh ra ngày 15/8/1769 tại Ajaccio – một cảng biển chưa đầy 4.000 người nằm dọc bờ biển phía đông đảo. Trước khi anh trai của Napoleon là Joseph chào đời năm 1768, bố và mẹ ông đã mất hai người con trai nhỏ. Trong cuộc chiến tranh giành độc lập của đảo Corsica chống lại nước Pháp, cha Napoleon là Carlo đã hỗ trợ và cộng tác tích cực với Paoli – người cha của dân tộc. Nhưng trận thảm bại tại Ponte Novo ngày 8/5/1769 và chuyến bay sang Anh – nơi Paoli sống lưu vong 20 năm – đã đẩy bố mẹ Napoleon vào một sự lựa chọn. Một mặt, cuộc nổi dậy dù với bất cứ cách thức nào đều ẩn chứa nhiều hiểm nguy, mặt khác họ phải chấp nhận thực tế là đã thất bại và bắt tay hợp tác với kẻ xâm lược là nước Pháp.
Phương án hai đã được thực hiện bằng việc hợp tác với Count de Marbeuf, toàn quyền quân sự Pháp, người đã nắm quyền tại đảo Corsica từ tháng 5/1770 đến tháng 9/1786, sau khi ông qua đời. Đối với cha mẹ Napoleon, án hành động tối ưu là khá rõ ràng. Sự an toàn và phát triển của gia đình là lựa chọn đầu tiên. Họ hợp tác với nước Pháp để cầu danh và lợi, nhưng cả hai thứ này thực tế đều rất lâu mới tới.
Theo nghiên cứu của Dorothy Carrington – Nhà sử học người Anh, nổi tiếng với những tác phẩm viết về đảo Corsica – quê hương của Napoleon – về gia đình Bonaparte, cả bố và mẹ Napoleon đều mang dòng máu Italy quyền quý. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng chứng minh cho điều này. Carlo, vốn là người nhiều âm mưu và tham vọng, rất giỏi vận động ngầm đã thuyết phục người Pháp công nhận danh vị bá tước của ông vào tháng 9/1771, chỉ 17 tháng sau khi Pháp thiết lập trật tự tại đảo Corsica. Chấp nhận quyền cai trị của người Pháp dọn đường cho Carlo theo đuổi sự nghiệp chính trị mà ông đã được đào tạo bài bản và ông được bầu là nghị sĩ của Ajaccio với sự phê chuẩn của Marbeuf vào tháng 9/1771. ủng hộ Paoli không bao giờ tha thứ cho dòng họ Bonaparte vì đã bán rẻ sự nghiệp ái quốc để mưu cầu lợi ích cá nhân.
Thỏa hiệp đã mang lại cho gia đình Bonaparte sự bình ổn và thăng tiến trên con đường công danh, lớp trẻ lớn lên trong môi trường an toàn và tránh khỏi cuộc tranh cãi pháp lý về tài sản và quyền thừa kế của Letizia – những cuộc tranh cãi mà Carlo thường bị lôi kéo tham gia. Nghiên cứu 9 năm đầu cuộc đời Napoleon cho thấy ông có tính tự lập cao nhưng cũng rất ngang bướng. Lòng tự tin được nuôi dưỡng từ mối quan hệ tốt đẹp và đáng tin cậy với người vú nuôi Camilla Ilari, còn sự ngang ngược bắt nguồn từ nhận thức là mẹ luôn dành một tình cảm yêu mến đặc biệt cho Joseph.
Và để giành lại sự quan tâm và ngưỡng mộ từ mẹ, Napoleon phải tranh giành với anh trai để chứng tỏ mình thật sự vượt trội. Những trận chiến này đều rất quyết liệt, ít nhất là từ phía Napoleon, mặc dù khuynh hướng tự nhiên của Joseph là luôn nhường bước trong những cuộc đối đầu bằng vũ lực. Sau đó, Napoleon được mệnh danh là kẻ phá rối. Sự hung hăng, tính tự cao tự đại, lòng ghen tuông trước sự quan tâm của mẹ dành cho Joseph và Carlo và niềm vui sướng rất trẻ con khi giành được sự thán phục của mẹ trước những thành công mình đạt được đã dần tích tụ và nhen nhóm lên một tính cách Napoleon. Cá tính này ngày càng khó thay đổi khi chúng được sắc trước nỗi bực tức thường xuyên và các hình phạt khó quên. Sự phức tạp trong quan hệ với các thành viên trong gia đình càng trầm trọng hơn với sự ra đời của các em trai và em của Napoleon: Maria Anna (1771, mất 4 tháng sau đó), Lucien (1775), Elisa (1777) và Louis (1778), nhưng không mối quan hệ nào sánh ngang được cuộc đối đầu với Joseph.
Đối với Napoleon, giai đoạn đối đầu và giành giật sự quan tâm trong gia đình đã kết thúc, nhưng một giai đoạn mới: sự cô đơn và lạc lõng giữa các đồng môn là con trai của các gia đình quý tộc Pháp có địa vị cao sang hơn bắt đầu. Mới chín tuổi, như mầm cây mới nhú, chỉ biết mỗi thế giới mình được gieo mầm lớn lên, Napoleon không biết có điểm tựa quen thuộc. Cơ chế điều hành trường học dựa theo nguyên tắc giảng dạy của dòng Thánh Francis rất khắc khổ. Hơn 5 năm, ông không được phép rời trường, chứ chưa nói đến chuyện về thăm đảo Corsica và các cuộc viếng thăm từ gia đình vào năm 1782 và 1784 cũng bị kiểm soát chặt chẽ. Thời gian này, chỉ có Charles Le Lieur và Fauvelet de Bourrienne trở thành bạn thân của Napoleon (và sau này trở thành thư ký và đại diện toàn quyền của ông tại Hamburg).
Tuy thế, một vài nét như tính ưa nổi trội, thích thể hiện các kỹ năng và sự bồng bột của thời trẻ khi ở Ajaccio đã bị che giấu. Ông thu mình và trở nên khép kín. Ông thường tưởng tượng tới những cống hiến sáng chói mình đạt được trong sự nghiệp phóng quê hương khỏi ách cai trị Pháp và sự chứng tỏ năng bẩm sinh qua các hành động cụ thể. Trong khi Napoleon học yếu và bỏ qua môn Latinh thiếu giá trị thực tế này, ông lại tỏ ra nổi trội ở môn lịch sử, địa lý và đặc biệt xuất sắc trong môn toán. Khi tìm hiểu lịch sử cổ đại, đặc biệt nghiên cứu của Plutarch về Caesar, ông đặc biệt ấn tượng trước sự dũng cảm và ánh hào quang chiến thắng trên mặt trận quân sự của các vị anh hùng thời cổ đại và đây là hình mẫu Napoleon vươn tới. năng bẩm sinh về toán học đưa Napoleon lên vị trí dẫn đầu lớp.
Kiến thức xã hội và giới tính của Napoleon có phần hạn chế, một phần do hoàn cảnh nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là tính cách của ông. Thời trẻ, Napoleon luôn nhận được sự quan tâm của những người hâm mộ, đặc biệt là giai đoạn này. Tuy nhiên, những tài liệu còn lại rất hạn chế và không đáng tin cậy đã khiến việc nghiên cứu giai đoạn này gặp nhiều khó khăn. Ngay cả Napoleon cũng rất kín đáo trong vấn đề này và thậm chí những tiết lộ từ những bức thư riêng tư của Napoleon (vốn không có ý định đưa ra công chúng) cũng chỉ là những thông tin rời rạc và không có tính thuyết phục. Những người bạn đồng môn của Napoleon như Bourrienne và Méneval đều để lại hồi ký cho hậu thế. Tuy nhiên, chúng đều được viết trong khoảng thời gian sau này. Đặc biệt, mười đầu sách bản dưới tên Bourrienne năm 1829 phần lớn lại là sao chép lại những nghiên cứu của người khác. Cuốn hồi ký còn dang dở của Joseph và Lucien Bonaparte cũng không mấy hữu ích cho quá trình nghiên cứu hiện nay.
Trước khi trưởng thành ở lứa tuổi 20, Napoleon luôn tỏ ra lãnh đạm với quan hệ tình cảm. Dù năm 18 tuổi, ông dường như đã có quan hệ lần đầu với một cô gái điếm ở tại Paris, nhưng những năm tháng niên thiếu của ông hoàn toàn trong sáng. Một số tác giả dựa vào phân tích tâm lý cá nhân đã tìm ra nguyên nhân của vấn đề này là do lòng sùng kính mẹ của Napoleon.
Thời gian tại trường Brienne là những tháng ngày Napoleon dồn hết đam mê vào học hành, với thúc là chứng minh được trội của ông so với bạn bè qua các kỳ thi cuối năm cũng như các cuộc chạm trán lớp học và với giấc mơ thành vị anh hùng huyền thoại của đảo Corsica. Chính những thành tựu đạt được trên con đường học vấn và khả năng toán học xuất sắc đã mang lại cho ông suất học bổng vào Trường Quân sự hoàng gia, Paris. Ông nhập học vào tháng 10/1784.
Kể từ khi có những mối quan hệ mới, đời sống xã hội của ông trở nên dễ chịu hơn. Chỉ chưa đầy một năm, mà đối với người khác là 2-3 năm, ông đã đạt tới chức vị tiểu trung úy pháo binh, tương đương vị trí pháo binh cấp hai – cấp thấp nhất khi chỉ mới 16 tuổi. Trong danh sách 300 người trong cả nước, ông đứng ở vị trí thứ 42. Những thư từ của ông thời gian này đều được ký bằng tên “Bonaparte, sĩ quan”. Tuy hơi quá phô trương so với vị trí thật sự còn khiêm tốn nhưng nó chứng tỏ lòng tự hào của Napoleon trước những gì mình đạt được. Những tham vọng từ thời trai trẻ của Napoleon ít nhất cũng đã thể hiện qua những cấp bậc đạt được thời kỳ này. Trong hai, ba năm kế tiếp, Napoleon được bổ nhiệm làm trung úy trung đoàn La Fere và sau đó vào trường đào tạo trung úy Auxonne (tháng 6/1788 – 9/1789).
Trung úy là một vị trí đặc biệt trong quân đội hoàng gia. Việc Napoleon được nhận vào vị trí này chứng tỏ khả năng xuất chúng của ông đã được công nhận. Vào những năm 1780, trung đoàn của ông có khoảng 10.000 người trong tổng số 237.000 sĩ quan và binh lính gồm bộ binh, kỵ binh, quân đội hoàng gia và lực lượng dự bị địa phương. Quá trình đào tạo quân sự đã mở ra cho Napoleon cơ hội tiếp cận với những phương pháp dạy học cấp tiến, như cách sắp xếp đội hình pháo binh và hạm đội tàu gắn súng đại bác của Gribeauval và anh em nhà Du Teil và mưu lược huy động lực lượng bộ binh cơ động của Bourcet.
Tại trường Auxonne nằm tại thị trấn nhỏ phía Đông nước Pháp, Napoleon nhận được sự quan tâm của Đại tướng Jean de Beaumont và nhận được nhiều lời khen ngợi, động viên. Một chân trời kiến thức mới cũng mở ra khi ông chuyển hướng quan tâm sang lĩnh vực chính trị và văn học. Ông là độc giả nhiệt thành của Rousseau – Nhà triết học, nhà sử học và nhạc sĩ người Pháp, Voltaire – Nhà văn, nhà sử học, nhà phê bình và triết gia người Pháp. Corneille và Racine – Nhà viết kịch nổi tiếng người Pháp.
Tìm hiểu con đường sự nghiệp của Napoleon giai đoạn 1785-1789, người ta không khỏi ngạc nhiên trước những bước trưởng thành rất sớm cũng như khả năng ứng biến và sự linh hoạt của Napoleon. Tại Brienne, ông phải trải qua một hình thức giáo dục nghiêm khắc và tách biệt. Sau khi tốt nghiệp Trường Quân đội hoàng gia, các lần luân chuyển nhiệm vụ của ông xen kẽ với các đợt nghỉ phép dài và sau đó là thăng chức vào vị trí cao hơn. Sau lần đầu tiên rời khỏi Ajaccio năm 1779, nay ông đã có cơ hội về nhà. Đợt nghỉ phép đầu tiên về đảo Corsica của ông kéo từ tháng 9/1786 đến tháng 6/1788, trừ ba tháng cuối năm 1787 đến Paris. Một trong những tham vọng của Napoleon tại thời điểm này là viết một cuốn biên niên sử đồ sộ về đảo Corsica và ông đã thu thập nhiều liệu liên quan. Thiếu sự giúp đỡ và hỗ trợ từ phía Paoli (vẫn đang bị đi đày) và những người xứ Corsica từng đi theo ngọn cờ Paoli, kế hoạch này không thể tiến triển. Vì vậy, Napoleon rất nóng lòng giữ mối quan hệ và thậm chí hợp tác với các nhà yêu nước trong những hoạt động ngầm nhằm giành độc lập cho đảo Corsica.
Tuy nhiên, nhiều sự kiện quan trọng đã bất ngờ ập đến gia đình Napoleon. Các em gái ông, Pauline và Caroline chào đời năm 1780, 1782 và kế đó là em trai Joreme năm 1784. Nhưng Carlo đột ngột qua đời vì ung thư dạ dày vào năm 1785 khi chỉ mới 39 tuổi ngay trong chuyến hành trình tới Paris, để lại Letizia góa bụa ở tuổi 36. Trong suốt thời gian là vợ chồng, họ có với nhau 12 người con, nhưng chỉ 8 người sống đến tuổi trưởng thành. Napoleon lúc này vẫn đang học tại Trường Quân sự hoàng gia và ông không tỏ mấy xót thương trước cái chết của cha. Những năm sau đó, ông thậm chí còn thừa nhận việc này mở ra nhiều cơ hội cho con đường sự nghiệp của mình. Theo phong tục đảo Corsica, Joseph trở thành chủ gia đình và ông tỏ ra rất coi trọng vai trò này. Kỳ nghỉ phép đã tạo cơ hội cho Napoleon được trở về nhà, gặp em gái, em trai và đe dọa vị trí chủ gia đình của Joseph. Napoleon đặc biệt yêu mến Louis, người em vẫn bế ẵm trên tay khi ông rời Ajaccio để đến học Trường Brienne, sau này ông đưa Louis theo khi trở lại nước Pháp và dồn nhiều tâm lực hướng dẫn và chỉ bảo Louis. Khi đó, Napoleon đang là sĩ quan quân đội, một phần lương chính của ông được san sẻ cho gia đình. Nghĩa vụ này được chấp nhận và thực hiện đầy đủ.
Theo VnE
Bình luận (0)