Thời tiết hiện nay dễ khiến da khô, nứt nẻ, mẩn ngứa, khó chịu. Càng gãi, càng khiến da xây xát, bề mặt viêm lan rộng.
Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên biến chứng để lại sẹo, nhiễm trùng do bội nhiễm.
Nhiễm trùng vì ngứa
Anh Hoàng Văn Hoài (ở Hà Đông, Hà Nội) vào BV Da liễu Hà Đông khám trong tình trạng da khô mốc như da rắn, mẩn lên những nốt đỏ li ti. Anh Hoài cho biết, mỗi khi chuyển mùa da anh đều bị khô, ngứa, đã dùng nhiều loại kem nhưng bệnh không khỏi.
Qua thăm khám, các bác sĩ cho biết da của anh Hoài thuộc loại da quá khô, cộng thêm việc chăm sóc da không đúng cách như tắm nước quá nóng khiến da nứt nẻ, ngứa ngáy. Anh Hoài còn thường xuyên gãi nên da bị nhiễm trùng, vùng sẩn ngứa lan rộng.
Chị Lê Thị Hoài (Thanh Oai, Hà Nội) cũng vào viện trong tình trạng da khô, da mặt sưng vù do mẩn ngứa. Chị Hoài cho biết, mấy hôm thời tiết chuyển từ nắng nóng sang hanh khô, da tay, chân và lưng chị mốc trắng, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ. Nhiều người mách chị dùng một loại kem tự chế nhưng dùng được mấy hôm, da mẩn ngứa không chịu được nên càng gãi mạnh. Gãi tới mức da rớm máu, mới tới bệnh viện.
BS Đinh Doãn Thạch, Trưởng khoa Khám bệnh, BV Da liễu Hà Đông cho biết, số lượng bệnh nhân đến khám, điều trị trong thời gian chuyển mùa hè sang thu tăng rất nhiều so với các thời điểm khác trong năm. Trung bình một tuần, khoảng 20 – 30 trường hợp đến khám vì nhiễm trùng da do gãi khi bị ngứa.
Theo BS Thạch, thời tiết hanh khô thuận lợi cho các bệnh về da phát triển do cơ thể giảm tiết mồ hôi, chất bã đào thải ít, dẫn đến da bị khô, ngứa. Nếu da bị bong tróc, bệnh nhân gãi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bám vào da, dẫn đến nhiễm trùng. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân đối phó với tình trạng nứt nẻ, mẩn ngứa da bằng các loại kem tự chế… càng làm da ngứa nhiều hơn, biến chứng nặng hơn.
Chị Lê Thị Hoài (Thanh Oai, Hà Nội) cũng vào viện trong tình trạng da khô, da mặt sưng vù do mẩn ngứa. Chị Hoài cho biết, mấy hôm thời tiết chuyển từ nắng nóng sang hanh khô, da tay, chân và lưng chị mốc trắng, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ. Nhiều người mách chị dùng một loại kem tự chế nhưng dùng được mấy hôm, da mẩn ngứa không chịu được nên càng gãi mạnh. Gãi tới mức da rớm máu, mới tới bệnh viện.
BS Đinh Doãn Thạch, Trưởng khoa Khám bệnh, BV Da liễu Hà Đông cho biết, số lượng bệnh nhân đến khám, điều trị trong thời gian chuyển mùa hè sang thu tăng rất nhiều so với các thời điểm khác trong năm. Trung bình một tuần, khoảng 20 – 30 trường hợp đến khám vì nhiễm trùng da do gãi khi bị ngứa.
Theo BS Thạch, thời tiết hanh khô thuận lợi cho các bệnh về da phát triển do cơ thể giảm tiết mồ hôi, chất bã đào thải ít, dẫn đến da bị khô, ngứa. Nếu da bị bong tróc, bệnh nhân gãi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bám vào da, dẫn đến nhiễm trùng. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân đối phó với tình trạng nứt nẻ, mẩn ngứa da bằng các loại kem tự chế… càng làm da ngứa nhiều hơn, biến chứng nặng hơn.
Khắc phục nhiễm trùng da
"Trong trường hợp viêm da dẫn đến bị sẹo thì cần tiến hành điều trị ngay. Sẹo còn non thì sẽ mờ sớm. Với sẹo lồi, cần tiêm triamciuolon trực tiếp để sẹo teo lại hoặc dùng lazez là phẳng vóc da. Còn sẹo lõm thì cần chấm thuốc axitriraceh (TCA) hoặc lazez".
BS Đinh Doãn Thạch
|
BS Thạch cho biết, nứt nẻ, chảy máu da nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, nguy cơ để lại sẹo cao gây mất thẩm mỹ. Khi da nứt nẻ, gãi khi ngứa rất dễ để lại những biến chứng như bong tróc da gây đau rát, khó chịu.
Để khắc phục tình trạng nhiễm trùng do gãi khi ngứa, cần phải phòng chống khô da, không để khô da kéo dài. Về kem giữ ẩm da, nhiều người thích loại có chất alpha hydroxy acid lấy ra từ rượu vang đỏ, sữa chua và trái cây. Chất này kích thích tế bào da tăng sinh mạnh, làm da se mịn. Các tinh dầu thực vật rất tốt để giữ da ẩm, tuy nhiên nên nhờ bác sỹ chuyên khoa da liễu hướng dẫn loại kem giữ ẩm thích hợp.
Theo BS Thạch, khi da có biểu hiện mẩn ngứa, cần tiến hành điều trị sớm. Khi có ngứa nên dùng kháng Histamin; biểu hiện nhiễm trùng thì dùng kháng sinh. Tuy nhiên, tuỳ từng trường hợp cụ thể, tốt nhất nên đến cơ sở chuyên khoa da liễu để được bác sĩ khám, tư vấn kịp thời tránh các hậu quả đáng tiếc, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, thẩm mỹ sau này.
BS Thạch tư vấn mọi người cần phải có chế độ chăm sóc, bảo vệ da đặc biệt trong thời gian này. Khi mới chớm phát dị ứng da, người bệnh không nên gãi nhiều vì càng khiến vùng da sẩn ngứa lan rộng. Ngoài ra, nên hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với nước quá lạnh hay quá nóng. Chỉ nên pha nước tắm bằng với nhiệt độ cơ thể (khoảng 37 độ C). Không tiếp xúc với hoá chất khi rửa bát, giặt giũ quần áo mà nên sử dụng găng tay để giảm khô da.
Để tránh trường hợp bị nứt nẻ hay những biến chứng của nứt nẻ xảy ra, mọi người cần bảo vệ làn da của mình. Nên chú ý ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh, uống nhiều nước. Luyện tập thể dục, thể thao giúp cơ thể đào thải chất độc, có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ da. Ngủ đủ và đúng giờ, tránh những căng thẳng thần kinh cũng giúp làn da mạnh khỏe, chịu đựng được sự khắc nghiệt của thời tiết.
Tuyệt đối không được rửa mặt quá nhiều lần. Hiện nay, nhiều người vẫn nghĩ việc rửa mặt thường xuyên nhiều lần trong ngày sẽ lấy đi các vảy bong tróc trên da mặt. Nhưng rửa nhiều sẽ làm mất chất nhờn, độ ẩm trên da. Chỉ nên rửa mặt hai lần/ngày và lựa chọn sữa rửa mặt phù hợp với từng loại da. Giữ vệ sinh da sạch sẽ cũng giảm được mức độ ngứa da do bị tác động của thời tiết.
Bên cạnh đó, không nên quá lạm dụng kem dưỡng da, đặc biệt là các loại kem không rõ nguồn gốc. Khi định dùng một loại mỹ phẩm dưỡng da nào đó cần xem rõ xuất xứ, hạn sử dụng và bôi thử lên cổ tay 10-15 phút, nếu không có dị ứng thì mới an toàn cho da mặt của bạn.
Để khắc phục tình trạng nhiễm trùng do gãi khi ngứa, cần phải phòng chống khô da, không để khô da kéo dài. Về kem giữ ẩm da, nhiều người thích loại có chất alpha hydroxy acid lấy ra từ rượu vang đỏ, sữa chua và trái cây. Chất này kích thích tế bào da tăng sinh mạnh, làm da se mịn. Các tinh dầu thực vật rất tốt để giữ da ẩm, tuy nhiên nên nhờ bác sỹ chuyên khoa da liễu hướng dẫn loại kem giữ ẩm thích hợp.
Theo BS Thạch, khi da có biểu hiện mẩn ngứa, cần tiến hành điều trị sớm. Khi có ngứa nên dùng kháng Histamin; biểu hiện nhiễm trùng thì dùng kháng sinh. Tuy nhiên, tuỳ từng trường hợp cụ thể, tốt nhất nên đến cơ sở chuyên khoa da liễu để được bác sĩ khám, tư vấn kịp thời tránh các hậu quả đáng tiếc, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, thẩm mỹ sau này.
BS Thạch tư vấn mọi người cần phải có chế độ chăm sóc, bảo vệ da đặc biệt trong thời gian này. Khi mới chớm phát dị ứng da, người bệnh không nên gãi nhiều vì càng khiến vùng da sẩn ngứa lan rộng. Ngoài ra, nên hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với nước quá lạnh hay quá nóng. Chỉ nên pha nước tắm bằng với nhiệt độ cơ thể (khoảng 37 độ C). Không tiếp xúc với hoá chất khi rửa bát, giặt giũ quần áo mà nên sử dụng găng tay để giảm khô da.
Để tránh trường hợp bị nứt nẻ hay những biến chứng của nứt nẻ xảy ra, mọi người cần bảo vệ làn da của mình. Nên chú ý ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh, uống nhiều nước. Luyện tập thể dục, thể thao giúp cơ thể đào thải chất độc, có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ da. Ngủ đủ và đúng giờ, tránh những căng thẳng thần kinh cũng giúp làn da mạnh khỏe, chịu đựng được sự khắc nghiệt của thời tiết.
Tuyệt đối không được rửa mặt quá nhiều lần. Hiện nay, nhiều người vẫn nghĩ việc rửa mặt thường xuyên nhiều lần trong ngày sẽ lấy đi các vảy bong tróc trên da mặt. Nhưng rửa nhiều sẽ làm mất chất nhờn, độ ẩm trên da. Chỉ nên rửa mặt hai lần/ngày và lựa chọn sữa rửa mặt phù hợp với từng loại da. Giữ vệ sinh da sạch sẽ cũng giảm được mức độ ngứa da do bị tác động của thời tiết.
Bên cạnh đó, không nên quá lạm dụng kem dưỡng da, đặc biệt là các loại kem không rõ nguồn gốc. Khi định dùng một loại mỹ phẩm dưỡng da nào đó cần xem rõ xuất xứ, hạn sử dụng và bôi thử lên cổ tay 10-15 phút, nếu không có dị ứng thì mới an toàn cho da mặt của bạn.
Phương Thuận / Gia Đình
Bình luận (0)