Nhắc đến chiếc cặp đi học, có lẽ phụ huynh nào cũng bức xúc và nặng trĩu âu lo cho sức khỏe của con mình. Từ những năm học tiểu học đến khi học xong THCS, con tôi luôn cảm thấy khổ sở vì phải mang chiếc cặp quá sức. Với quy định, học sinh chỉ được phép mang cặp màu đen theo chuẩn, không có quai đeo như ba lô, con tôi và nhiều cháu khác luôn phải vác theo chiếc cặp nặng khoảng 3-4 kg. Thấy các cháu ì ạch mang vác chiếc cặp nặng sách vở, đồ dùng học sinh, phụ huynh nào cũng xót xa và phải thay con xách ra khỏi nhà và đưa vào tận cổng trường.
Thế nhưng, dù được nhiều phụ huynh góp ý và đề xuất cho phép mang cặp dạng ba lô, có quai đeo phía sau, nhiều ban giám hiệu vẫn cứng nhắc với quy định ban hành và không chấp thuận. Vậy mà, mới đây, vào học lớp 10 Trường THPT Lê Quý Đôn, con tôi đã trút được nỗi khổ này vì được nhà trường cho phép mang cặp có dây đeo đằng sau như ba lô. Việc đeo chiếc cặp có dây phía sau không chỉ tiện lợi, nhẹ nhàng hơn đối với học sinh mà nó còn khắc phục được bệnh lệch vai, lệch xương sống của học sinh.
Như thế, cùng ở TPHCM nhưng có trường thì cho phép học sinh mang cặp dạng ba lô nhưng nhiều trường thì khăng khăng giữ quy định cứng nhắc như nêu trên. Việc quy định đồng phục, giày dép của học sinh theo chuẩn cần thiết, còn việc bắt buộc học sinh phải mang chiếc cặp đúng chuẩn và không được mang ba lô cần được ngành giáo dục TPHCM quan tâm xem xét và sớm chỉ đạo tháo gỡ.
Theo khảo sát phần đông học sinh ở TP đều muốn đeo ba lô đi học vì tiện dụng, chứa được nhiều đồ dùng học tập, kể cả quần áo để thay khi cần và quan trọng là dễ dàng mang vác trên vai.
haanh…@gmail.com
Vì chiếc cặp mà phải chuyển trường
Trông dáng con đi vào lớp không bình thường, cứ nghiêng qua trái vì phải vác chiếc cặp nặng trĩu với một dây đeo vào vai trái, còn tay phải nâng đỡ thêm phần đáy cặp tôi thật xót xa. Sau 5 năm cháu học cấp 1 tại một trường điểm ở quận 3, rồi vào cấp 2 đúng tuyến cũng là một trường có tiếng dạy tốt, tôi rất vui. Cả hai vợ chồng đều bận đi làm, nên tôi cho con học bán trú. Gần cuối năm lớp 6, thấy chiếc cặp của con ngày càng nặng và dáng vẻ con còm nhom đi cũng nghiêng nghiêng, tôi không khỏi lo lắng.
Thế nhưng, dù được nhiều phụ huynh góp ý và đề xuất cho phép mang cặp dạng ba lô, có quai đeo phía sau, nhiều ban giám hiệu vẫn cứng nhắc với quy định ban hành và không chấp thuận. Vậy mà, mới đây, vào học lớp 10 Trường THPT Lê Quý Đôn, con tôi đã trút được nỗi khổ này vì được nhà trường cho phép mang cặp có dây đeo đằng sau như ba lô. Việc đeo chiếc cặp có dây phía sau không chỉ tiện lợi, nhẹ nhàng hơn đối với học sinh mà nó còn khắc phục được bệnh lệch vai, lệch xương sống của học sinh.
Như thế, cùng ở TPHCM nhưng có trường thì cho phép học sinh mang cặp dạng ba lô nhưng nhiều trường thì khăng khăng giữ quy định cứng nhắc như nêu trên. Việc quy định đồng phục, giày dép của học sinh theo chuẩn cần thiết, còn việc bắt buộc học sinh phải mang chiếc cặp đúng chuẩn và không được mang ba lô cần được ngành giáo dục TPHCM quan tâm xem xét và sớm chỉ đạo tháo gỡ.
Theo khảo sát phần đông học sinh ở TP đều muốn đeo ba lô đi học vì tiện dụng, chứa được nhiều đồ dùng học tập, kể cả quần áo để thay khi cần và quan trọng là dễ dàng mang vác trên vai.
haanh…@gmail.com
Vì chiếc cặp mà phải chuyển trường
Trông dáng con đi vào lớp không bình thường, cứ nghiêng qua trái vì phải vác chiếc cặp nặng trĩu với một dây đeo vào vai trái, còn tay phải nâng đỡ thêm phần đáy cặp tôi thật xót xa. Sau 5 năm cháu học cấp 1 tại một trường điểm ở quận 3, rồi vào cấp 2 đúng tuyến cũng là một trường có tiếng dạy tốt, tôi rất vui. Cả hai vợ chồng đều bận đi làm, nên tôi cho con học bán trú. Gần cuối năm lớp 6, thấy chiếc cặp của con ngày càng nặng và dáng vẻ con còm nhom đi cũng nghiêng nghiêng, tôi không khỏi lo lắng.
Học xong lớp 6, hai vai của cháu bị lệch nhiều, nhìn xương đòn phía trước ngực, bên cao bên thấp, tôi đưa cháu đi BV Chấn thương chỉnh hình, chụp X quang. Sau khi kiểm tra phim bác sĩ chỉ cho tôi xem cột sống của cháu bị cong vẹo nhiều và cho biết chỉ có bơi lội và tập đu xà ngang, may ra có thể giảm độ cong của cột sống…
Điều đó làm tôi thật buồn và quyết định cho cháu đi bơi suốt mùa hè năm đó. Nhưng nghĩ đến việc cháu phải vác chiếc cặp một bên vai, tôi lại hoảng sợ, có hỏi thăm cô giáo chủ nhiệm, cho cháu mang ba lô đi học được không? Cô bảo cháu nào mang cặp không đúng quy định của trường thì sẽ bị kỷ luật… (!).
Không còn cách lựa chọn khác, dù cháu đang học trường tốt tôi cũng đành chuyển trường cho con. Sau ngày khai giảng, năm học lớp 7 ở trường mới, cháu thật vui khi tung tăng đến lớp với chiếc ba lô đựng sách bút vừa phải, không còn ám ảnh nỗi sợ hãi với một chiếc cặp khổng lồ so với thân hình nhỏ bé nữa…
Cũng may, tôi được người quen giới thiệu, đến một lương y giỏi nắn lại cột sống cho cháu. 3 tháng sau, đi chụp lại X quang, xương sống của cháu đã thẳng trở lại. Tôi thật vui khi mình quyết định thật đúng lúc, để cho con mình có được vóc dáng khỏe mạnh, giờ cháu đang học lớp 9 và cháu rất hài lòng khi qua ngôi trường mới này, nhưng tôi chạnh nghĩ còn các bạn cũ của cháu thì sao?
Điều đó làm tôi thật buồn và quyết định cho cháu đi bơi suốt mùa hè năm đó. Nhưng nghĩ đến việc cháu phải vác chiếc cặp một bên vai, tôi lại hoảng sợ, có hỏi thăm cô giáo chủ nhiệm, cho cháu mang ba lô đi học được không? Cô bảo cháu nào mang cặp không đúng quy định của trường thì sẽ bị kỷ luật… (!).
Không còn cách lựa chọn khác, dù cháu đang học trường tốt tôi cũng đành chuyển trường cho con. Sau ngày khai giảng, năm học lớp 7 ở trường mới, cháu thật vui khi tung tăng đến lớp với chiếc ba lô đựng sách bút vừa phải, không còn ám ảnh nỗi sợ hãi với một chiếc cặp khổng lồ so với thân hình nhỏ bé nữa…
Cũng may, tôi được người quen giới thiệu, đến một lương y giỏi nắn lại cột sống cho cháu. 3 tháng sau, đi chụp lại X quang, xương sống của cháu đã thẳng trở lại. Tôi thật vui khi mình quyết định thật đúng lúc, để cho con mình có được vóc dáng khỏe mạnh, giờ cháu đang học lớp 9 và cháu rất hài lòng khi qua ngôi trường mới này, nhưng tôi chạnh nghĩ còn các bạn cũ của cháu thì sao?
HOÀNG KIM DIỄM, Q3
Theo SGGP
Bình luận (0)