Ngoại ngữ - Du họcKinh nghiệm du học

Nên chuẩn bị sống độc lập khi đi du học

Tạp Chí Giáo Dục

Sang Úc du học tự túc năm lớp 11, Trần Ngọc Trang (quê Đà Nẵng) đã tự mình 'săn' học bổng sau khi hoàn tất chương trình phổ thông. Trang là cựu sinh viên Trường ĐH Monash – một trong những trường đại học danh tiếng của Úc. 

Ngọc Trang những ngày du học tại ÚcNgọc Trang những ngày du học tại Úc
 
Tự lo mọi việc ở xứ người
“Mình không rõ các bạn trẻ hiện giờ nghĩ như thế nào về du học. Bản thân mình cho rằng đi du học là một cơ hội để bản thân mở mang kiến thức và mở rộng tầm nhìn. Tuy nhiên, các bạn phải xa gia đình, xa quê hương và bản thân phải tự giải quyết mọi vấn đề. Vì vậy, khi du học, các bạn nên chuẩn bị tinh thần để sống độc lập và đối mặt với các thử thách ở xứ người”, Trang mở đầu câu chuyện của mình.
 
 
Trần Ngọc Trang
– Học bổng dành cho những học sinh lớp 12 suất sắc nhất tại Úc. 
– Cựu sinh viên ngành Dược, ĐH Monash
– Hiện làm việc tại Chemist Warehouses, Melbourne, Úc. 
Facebook: julia trang tran
email: julia.trang25@yahoo.com. 
 

Dự định ban đầu của Trang là kiếm học bổng đi học, nhưng phần lớn các học bổng ở Úc thường dành cho các khóa sau đại học. Học bổng cho các khóa đại học thường có yêu cầu cao về thành tích học tập và Anh văn.

“Lúc gia đình quyết định cho Trang đi du học, Trang đang học lớp 11 nên rất khó để kiếm học bổng Úc. Sau khi bàn bạc, Trang quyết định sang học lại lớp 11, 12 tại Úc và tìm học bổng vào đại học. Sau khi tìm hiểu về gói học bổng của các trường, Trang quyết định nộp hồ sơ cho 2 trường Monash và La Trobe ở Victoria”, Trang kể lại. 
Theo Trang, trong quá trình "săn" học bổng, các bạn cần cân nhắc khả năng tài chính của gia đình và học lực của bản thân. Phần lớn các trường đại học tại Úc đều có học bổng bán phần, một số ít học bổng toàn phần nhưng yêu cầu thường cao. Bên cạnh về thành tích học tập trên lớp, một số trường còn yêu cầu thành tích về hoạt động ngoại khóa. Vì vậy cần xem xét kỹ các yêu cầu của trường về suất học bổng. Cùng với đó, nên cân nhắc xem gia đình có thể hỗ trợ phần nào khi bạn du học không.
"Nhiều bạn nghĩ sẽ đi làm thêm bù vào số tiền học, nhưng quy định visa của Úc chỉ cho du học sinh làm việc khoảng 40 giờ/2 tuần. Số tiền các bạn kiếm được nhiều khi chỉ đủ để chi trả tiền sinh hoạt phí”, Trang nói về kinh nghiệm của mình.
Hòa nhập môi trường mới 
Trang cho biết sự khác biệt lớn nhất khi du học là không còn sự chăm sóc của bố mẹ và gia đình. Trang may mắn được chị họ tận tình hướng dẫn, như cách bắt xe buýt, mở tài khoản ngân hàng,… tại Úc. 
Trang (trái) cùng bạn cùng lớp trong giờ thực hành ở ĐH Monash, ÚcTrang (trái) cùng bạn cùng lớp trong giờ thực hành ở Đại học Monash, Úc
Ở Úc, du học sinh Việt Nam khá đông nên ở mỗi bang đều có hội sinh viên Việt Nam. Ở các trường đại học đều có trung tâm hỗ trợ sinh viên quốc tế. Các bạn du học sinh không có người thân ở bên này đều có thể lên diễn đàn để trao đổi thông tin trước khi đi du học. Ngôn ngữ là rào cản lớn nhất để hòa nhập. Khi mới sang, khả năng tiếng Anh của Trang còn rất hạn chế nên việc giao tiếp với các bạn khác rất khó khăn. Phần lớn các bạn người Úc bằng tuổi thường nói chuyện với nhau bằng từ lóng rất khó để hiểu nếu không biết.
“Thêm vào đó, cách phát âm tiếng Anh chưa chuẩn nên khi mình nói chuyện đôi khi họ không hiểu”, Trang cười khi nhớ lại.

Theo Diệu Hiền/ TNO

Bình luận (0)