Một lớp học ở Châu Phi (ảnh sưu tầm) |
Giáo viên Nam Phi sử dụng nhiều phương pháp tiếp cận giáo dục khác nhau để mang lại một môi trường học tập thành công cho học sinh. Các phương pháp nổi bật được đề cập ở trên bao gồm: chương trình giảng dạy dựa trên kết quả đầu ra (OBE), mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường, học tập tổng quát và giáo dục song ngữ.
Những phương pháp này đã được nghiên cứu, thử nghiệm và khẳng định đây là một trong những phương pháp hiệu quả nhất được sử dụng dựa vào quyển Cẩm nang hướng dẫn của Chính phủ, được đúc kết từ ý kiến và kinh nghiệm của các nhà giáo trên cả nước.
Chương trình giảng dạy dựa trên kết quả đầu ra
Hệ thống giáo dục Nam Phi đã đưa vào “Chương trình giáo dục dựa trên kết quả đầu ra”. OBE là phương pháp tiếp cận nhằm mục đích đưa giáo dục học đường mang tính thực tế hơn, mang đến cho học sinh những kỹ năng tiếp thu, phê phán, phân tích và thực hành những kiến thức đã học chứ không đơn thuần là tiếp nhận một chiều và lặp lại theo kiểu học vẹt trước đây. Giáo viên sử dụng phương pháp này với hy vọng học sinh không chỉ biết đọc sách mà còn có những kỹ năng khác nữa. Họ muốn mang đến những kinh nghiệm thực tiễn giúp học sinh trong đời sống thực tế sau này. Bên cạnh những điều cơ bản theo chương trình ở trường là những kiến thức mà trước đây thường không được đưa vào chương trình như quan hệ cộng đồng hay quyền bình đẳng.
Tuy nhiên, có nhiều lời chỉ trích phương pháp này. Một số người cho rằng phương pháp trên là “một sự lừa gạt từ thế giới phương Tây” hoặc “nền văn hóa đế quốc”. Theo đó, nhiều người không nhìn nhận sự thật rằng việc sử dụng các biện pháp tâm lý đã được áp dụng vào các phương pháp giảng dạy từ rất lâu. Những chỉ trích trên lại bỏ qua những thay đổi đã được áp dụng vào chương trình ban đầu để phù hợp với môi trường văn hóa ở Nam Phi. Một ý kiến khác cho rằng giới hạn của chương trình này là do nguồn gốc của nó. Nhiều giáo viên không xác định được nên đưa nội dung nào vào giảng dạy để phù hợp với cấp độ của học sinh. Kết quả là chương trình này được sử dụng chỉ như một cách tiếp cận chứ không phải một phương pháp giảng dạy, và vì vậy hiệu quả đã giảm đi rất nhiều. Việc tập huấn phương pháp giảng dạy này cho đội ngũ giáo viên có vai trò rất quan trọng để phát huy tối đa hiệu quả khi đưa vào giảng dạy. Cuối cùng, chương trình này bị chi phối quá nhiều bởi sự can thiệp của Chính phủ. Những người chỉ trích cũng đưa ra ý kiến cho rằng “các vấn đề kinh tế xã hội về chi phí học tập ảnh hưởng quá nhiều đến ngành sư phạm”. Các chính trị gia đang hết sức nỗ lực để đáp ứng nhu cầu của người dân nhưng tiếc rằng điều đó chưa mang đến kết quả. Họ không thể tiến hành và áp dụng thành công bởi họ còn đang loay hoay với chính bộ máy hoạt động của mình.
Mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường
Các nghiên cứu cho thấy rằng mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường là rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của trẻ em, đặc biệt đối với chương trình mẫu giáo. Sự tham gia của cha mẹ trong quá trình học tập tỉ lệ thuận với sự hài lòng của phụ huynh và thành công mà trẻ đạt được. Mối liên hệ ở đây bao gồm những phản hồi thường xuyên của giáo viên qua các báo cáo học tập, những cuộc họp, gặp gỡ phụ huynh sau giờ học và cả những buổi định hướng học tập để thảo luận về những vấn đề mà trẻ gặp phải. Ngoài ra còn có những lần đến thăm nhà và những buổi gặp mặt với giáo viên cũng như hiệu trưởng nhà trường. Hơn thế nữa, Chính phủ Nam Phi muốn chắc chắn rằng phụ huynh vẫn tiếp tục quan tâm đến việc học của con mình. Đạo luật số 84 về giáo dục của Nam Phi được lập vào năm 1996, trong đó đưa ra định nghĩa về khái niệm phụ huynh, mô tả những trách nhiệm cơ bản của phụ huynh, đề ra những yêu cầu đối với trường học dựa trên quyền được thông tin của phụ huynh và cung cấp thông tin này cho hội đồng ủy thác nhà trường (SGBs). Các chính sách này nằm trong nỗ lực của Chính phủ nhằm tạo điều kiện cho các bậc cha mẹ cùng đồng hành với trẻ, bởi các nghiên cứu đã chứng minh được tầm quan trọng của việc này đối với thành công của trẻ trong tương lai.
(Theo umich.edu)
Ngọc Trúc
Bình luận (0)