Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Nên học ngành mới hay ngành truyền thống?

Tạp Chí Giáo Dục

Bên cnh nhng ngành truyn thng, nhiu trưng ĐH còn đào to nhng ngành mi đ đáp ng xu thế hi nhp. Trưc la chn này, các em hc sinh lo lng không biết nên chn ngành thế nào? Nếu theo hc ngành mi thì cơ hi ra sao? Còn chn ngành truyn thng liu có cnh tranh li trong th trưng lao đng?


TS. Nguyn Hu Long (chuyên gia tâm lý – k năng) tư vn cho hc sinh Trưng THPT Võ Văn Kit

Đây là băn khoăn của nhiều học sinh trong chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 16 năm học 2023-2024 diễn ra tại Trường THPT Võ Văn Kiệt (Q.8) mới đây. Chương trình do Tạp chí Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP.HCM, ĐH Quốc gia TP.HCM và Trung tâm Phát triển GD-ĐT phía Nam (Bộ GD-ĐT) tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.

Cơ hi nào cho ngành bt đng sn?

Mở đầu chương trình, Hồng Ngân (học lớp 12A5) bày tỏ: “Em nghe nói hiện nay nhiều trường ĐH có đào tạo ngành bất động sản. Tuy nhiên, một số thông tin cho rằng ngành này đang bị “đóng băng”, vậy tầm 4-5 năm nữa thì có phát triển không?”. ThS. Nguyễn Ngọc Thạch (Phó Giám đốc Trung tâm Hướng nghiệp và Tuyển sinh, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) cho rằng khi lựa chọn ngành nghề, các em học sinh phải định hướng cho 4-5 năm tới. Như chúng ta đã biết, bất động sản là ngành học mới và hiện tại ngành này đang “đóng băng” do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới và khu vực. Điều này không thể khẳng định ngành bất động sản đứng yên mà sẽ phát triển trong thời gian tới, đặc biệt trong khoảng 4-5 năm nữa, đây cũng là lúc các em tốt nghiệp ĐH. Chính vì vậy, những học sinh có quan tâm và muốn học ngành bất động sản không nên quá lo lắng, hãy cứ mạnh dạn lựa chọn. Ngành bất động sản ai cũng có thể làm với công việc là môi giới hưởng hoa hồng. Tuy nhiên, những người học ngành này sẽ được đào tạo bài bản kiến thức từ cơ bản đến nâng cao như: kiến thức về kinh tế, tài chính, luật, kinh doanh, quy hoạch, đầu tư, quản lý bất động sản. Đồng thời, các em còn được trang bị kỹ năng thu thập thông tin và phân tích thị trường bất động sản, triển khai các dịch vụ sàn giao dịch bất động sản và môi giới bất động sản, thực hiện thẩm định giá và quản lý bất động sản… “Do đó, ngoài công việc môi giới, các em còn có thể làm nhiều công việc khác nhau liên quan đến bất động sản. Đây là lợi thế của người được đào tạo bài bản so với những “tay ngang” dấn thân vào lĩnh vực bất động sản nên các em không phải lo thất nghiệp”, ThS. Thạch khẳng định.


Hc sinh Trưng THPT Võ Văn Kit nh chuyên gia gii đáp thc mc v ngành ngh

Bổ sung thêm thông tin, TS. Nguyễn Hữu Long (chuyên gia tâm lý – kỹ năng) cho biết, dù chọn ngành mới hay ngành truyền thống thì khi lựa chọn ngành nghề, các em học sinh nên chọn theo lĩnh vực. Mỗi lĩnh vực có nhiều công việc khác nhau và các em có thể lựa chọn theo mong muốn nên không cần quá lo lắng việc thất nghiệp hay công việc đó có tiềm năng hay không. “Nhiều học sinh nghĩ học ngành bất động sản ra trường chỉ có thể làm công việc mua bán đất đai nhưng thật ra ngành này có nhiều việc làm. Cụ thể, các em có thể làm ở ngân hàng với vai trò thẩm định đất đai, làm chuyên gia tư vấn, làm ở các sở, ban ngành…”, TS. Long nói.

Chn ngành không quan trng chuyn hưng ni hay hưng ngoi

Trao đổi với các chuyên gia tại chương trình, Thanh Tuyền (học lớp 12A7) cho biết: “Em muốn học ngành ngôn ngữ Trung nhưng chưa giỏi tiếng Trung thì có học được không?”. ThS. Võ Ngọc Nhơn (Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) cho biết, Việt Nam giáp với Trung Quốc nên có mối quan hệ giao lưu mật thiết. Bên cạnh đó, nước ta và Trung Quốc còn hợp tác trong nhiều lĩnh vực về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Để hoạt động này ngày càng phát triển, thị trường lao động rất cần nguồn nhân lực biết tiếng Trung. Khi học ngôn ngữ Trung, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức về ngôn ngữ, phong tục, tập quán của Trung Quốc. Vì vậy, kiến thức của sinh viên khá rộng nên ra trường không lo thất nghiệp. Cũng như những ngành khác, người học ngôn ngữ Trung có thể làm nhiều công việc như: biên, phiên dịch; giảng viên; hướng dẫn viên du lịch… “Tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, ngoài ngành ngôn ngữ Anh, những ngành ngôn ngữ khác như ngôn ngữ Trung, ngôn ngữ Hàn, ngôn ngữ Nhật, sau khi trúng tuyển vào trường các em đều được đào tạo lại ngay từ đầu cho đến khi thuần thục mới bước vào chuyên ngành. Nhờ lợi thế này, những sinh viên chưa giỏi tiếng Trung vẫn có thể đăng ký học”, ThS. Nhơn cho biết.


Các em hc sinh tìm hiu thêm thông tin ngành ngh sau chương trình

Một học sinh khác hỏi: “Em nghe nói trong ngành marketing có chuyên ngành quản trị sự kiện. Như vậy, em nên chọn học marketing rồi sau đó học chuyên ngành quản trị sự kiện hay chọn chuyên ngành này ngay từ đầu?”. ThS. Nguyễn Ngọc Thạch cho hay, trước đây marketing thuộc ngành quản trị kinh doanh, nhưng hiện nay ngành này được tách ra với nhiều chuyên ngành như: quản trị marketing, digital marketing, quản trị sự kiện… Khi học marketing, sinh viên được trang bị nhiều kiến thức về chiến lược kinh doanh, quản trị sự kiện, nghiên cứu mẫu mã, thương hiệu, cách đưa sản phẩm đến người tiêu dùng… Nếu chọn marketing, các em vừa có thể được kiến thức về quản trị sự kiện vừa học được những kiến thức khác nên ra trường có thể làm nhiều việc. Còn nếu chọn chuyên ngành quản trị sự kiện, sinh viên được đào tạo kiến thức tập trung vào ngành này. Ra trường các em có thể làm các công việc: tổ chức sự kiện ở các công ty truyền thông, điều phối viên, làm trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn… “Nhiều học sinh cho rằng ngành này chỉ dành cho người hướng ngoại. Tuy nhiên, những em có niềm đam mê, năng lực với ngành này vẫn có thể theo học. Trong việc lựa chọn ngành nghề, không có sự phân biệt người hướng nội hay hướng ngoại, quan trọng là các em làm tốt công việc, mang lại hiệu quả cho công ty, doanh nghiệp”, ThS. Thạch nói.

Bài, ảnh: Khánh Kiu

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)