Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

“Nền tảng gia đình” tác động mạnh nhất đến kết quả học toán và tiếng Việt

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Ngày 31/10 Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam công bố kết quả khảo sát kết quả học tập môn Toán và tiếng Việt của học sinh lớp 5, năm học 2006-2007.

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

> Vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái

GS.TS Nguyễn Lộc, Phó Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho biết: năm 2007, qua khảo sát 4000 trường tiểu học với 60.000 học sinh lớp 5 trên toàn quốc, có 87,2% học sinh đạt chuẩn và cận chuẩn môn Toán;  81,8% đạt chuẩn và cận chuẩn môn tiếng Việt (xem bảng dưới) .

 

Khảo sát  xác định bảy nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến kết quả học tập môn Toán của học sinh là: Nền tảng gia đình, Cơ sở vật chất nhà trường, Đội ngũ giáo viên, Học sinh chậm tiến, Thuộc nhóm dân tộc, Sự chăm sóc của gia đình, Hoạt động của nhà trường.

Trong khi đó, ở môn tiếng Việt, năm nhân tố có ảnh hưởng quan trọng gồm: Nền tảng gia đình, Cơ sở vật chất nhà trường, Học sinh chậm tiến, Đội ngũ giáo viên và Sự chăm sóc của cha mẹ.

Sự chênh lệch giữa các tỉnh, thành phố có thành tích tốt nhất và kém nhất về tỷ lệ học sinh ở mức dưới chuẩn dao động từ 1,8% đến 40,9% ở môn Toán và từ 4,2% đến 46,6% ở môn tiếng Việt.

Vùng đồng bằng sông Hồng dẫn đầu với tỷ lệ học sinh đạt chuẩn và cận chuẩn: 95,3% với môn Toán, 91,4% với môn tiếng Việt; vùng Tây Bắc có kết quả thấp nhất với tỷ lệ  học sinh đạt chuẩn và cận chuẩn: 68,4% với môn Toán, 62,9% với môn tiếng Việt.

Theo vị trí trường học đóng, sự chênh lệch về tỷ lệ học sinh dưới chuẩn giữa khu vực thành thị và khu vực vùng sâu, vùng xa cũng khá lớn: 17% ở môn Toán và 21,1% ở môn tiếng Việt.

Ở đợt khảo sát năm 2001, học sinh nam có kết quả học tập môn Toán tốt hơn và môn tiếng Việt thấp hơn một chút so với các học sinh nữ. Tuy nhiên, trong đợt khảo sát năm 2007, các học sinh nữ đã vượt các học sinh nam trong cả hai môn nhưng vượt đáng kể ở môn Toán.

Từ tỷ lệ đạt chuẩn và cận chuẩn, khảo sát cho rằng chương trình, sách giáo khoa phù hợp với thực tiễn của giáo dục tiểu học ở Việt Nam hiện nay. Trên toàn quốc, 69,9% giáo viên cho rằng chương trình, sách giáo khoa bảo đảm tính vừa sức so với trình độ của học sinh tiểu học; tuy nhiên vẫn phải tính đến sự phù hợp với học sinh ở một số vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Từ kết quả khảo sát, các nhà khoa học đề xuất một số kiến nghị góp phần tiếp tục nâng cao kết quả học tập của học sinh ở hai môn Toán và tiếng Việt nói riêng, cải thiện chất lượng giáo dục tiểu học nói riêng

Đó là: Tăng cường các giải pháp thu hẹp khoảng cách chênh lệch trong giáo dục tiểu học giữa các vùng; Hỗ trợ cha mẹ học sinh để có khả năng trực tiếp giúp trẻ học tập; Đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo hướng vừa bảo đảm kiến thức, kỹ năng chung, vừa bào đảm phù hợp với thực tế vùng miền; Thực hiện triệt để các quy định về quy mô trường, lớp học sinh; Điều chỉnh thời lượng học tập của học sinh tiểu học, sao cho học sinh ở vùng sâu, vùng xa cũng được học 2 buổi/ngày như thành thị và nông thôn…

5 mục tiêu chủ yếu của đợt khảo sát năm 2007:

* Đánh giá kết quả học tập hai môn học chính của học sinh lớp 5.

* Thu thập các thông tin cơ bản về học sinh, giáo viên, hiệu trưởng và nhà trường.

* So sánh kết quả với đợt khảo sát năm 2001để đánh giá tác động của một số chương trình, dự án đến kết quả học tập của học sinh.

* Xác định mức độ nắm bắt chương trình, sách giáo khoa tiểu học mới.

* Xây dựng và nâng cao năng lực cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan, trường học trong thiết kế, triển khai và phân tích kết quả khảo sát đánh giá kết của học tập của học sinh theo chuẩn quốc tế.

Ngọc Trác (Theo Nhân dân)

 

Bình luận (0)