Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Nên trang bị kỹ năng nói cho học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Báo Giáo dc TP.HCM ngày 19-8-2019 có bài viết nhan đ “K năng nói b b quên trong ging dy môn văn”. Bài viết nêu lên ý kiến rt đáng chú ý: “Chúng ta cn thay đi nhn thc v vic rèn luyn k năng nói trong vic dy môn văn. T s thay đi nhn thc đúng vi bn cht ca môn hc, s giúp chúng ta có nhng hành đng phù hp hơn. Cn tăng cưng các hot đng rèn luyn k năng nói như hi đáp, đàm thoi, thuyết trình…”.

Hc sinh THPT t chc sân khu hóa tác phm văn hc trong môn văn (nh minh ha).  Ảnh: T.L

Môn văn mà chúng ta hay gọi tắt có tên đầy đủ là “Ngữ văn”, bao hàm cả việc dạy và học đọc (nói) và viết. Thế nhưng, lâu nay phần viết được quan tâm nhiều hơn hẳn, còn phần đọc và nói thì ít được chú ý. Điều này không phải lỗi của giáo viên mà xuất phát từ chương trình giảng dạy, vốn được bố trí thời lượng và nội dung chủ yếu cho phần viết, ngay cả phần đọc hiểu văn bản thì cũng thể hiện qua phương thức viết là chính, phần nói rất hạn chế. Nếu xét kỹ ra trong toàn bộ chương trình môn tiếng Việt và ngữ văn từ lớp 1 đến lớp 12 thì phần đọc và nói được bố trí ở bậc tiểu học là chủ yếu và nội dung cũng thiên về đọc nhiều hơn nói.

Với điều kiện dạy – học về phần đọc và nói như thế, một bộ phận đáng kể học sinh không phát huy được kỹ năng nói, không chỉ trong việc phát biểu, thuyết trình trước đám đông mà còn cả trong giao tiếp. Nhất là trong điều kiện giao tiếp bằng lời nói hiện nay có phần bị lép vế trước giao tiếp bằng chữ viết (qua email, tin nhắn…) thì điều đó càng làm cho kỹ năng nói kém hơn, hoặc kỹ năng nói bị “biến dạng” khi với các đối tượng, chủ thể và hoàn cảnh khác nhau nhưng cách nói lại cơ bản giống nhau. Trên thực tế, phần nói trong môn ngữ văn nên được xây dựng để đạt được một số mục tiêu sau:

Thứ nhất, giúp học sinh có thể đọc và nói đúng tiếng Việt. Yêu cầu bao gồm phát âm đúng (hoặc cơ bản không sai, hay ít nhất không làm người nghe hiểu sai), không nói đớt, nói ngọng; đọc/nói rõ ràng, chính xác điều muốn nói hoặc điều văn bản biểu đạt; nói/đọc gãy gọn, không nuốt chữ hoặc ngắt từ không đúng; nói/đọc theo đúng dấu câu và theo đúng tính chất, nội dung muốn diễn đạt; đọc/nói có tính biểu cảm, có ngữ điệu phù hợp…

Thứ hai, giúp học sinh giao tiếp tốt bằng lời nói. Tức là học sinh có thể giao tiếp với từng đối tượng bằng những lời lẽ phù hợp (như giao tiếp với người lớn tuổi phải khác với bạn cùng lứa về các từ chọn dùng, về cách đặt câu…); bảo đảm người nghe hiểu đúng điều em muốn nói (như không nói tắt, nói không đầu không đuôi…); bằng một thái độ và hình thức phù hợp (thái độ thể hiện, ngữ âm biểu đạt với từng đối tượng cần khác nhau)…

Thứ ba, giúp học sinh tự tin, mạnh dạn trình bày điều mình muốn nói. Điều này thể hiện ở 3 cấp độ: học sinh đủ tự tin và mạnh dạn để nói, để phát biểu chứ không rụt rè, nhút nhát, bởi đã được làm quen, được rèn luyện với việc phát biểu; học sinh đủ vốn từ và đủ kiến thức để nói về một vấn đề nào đó mà không phải ấp a ấp úng do năng lực tư duy và năng lực biểu đạt được rèn luyện thường xuyên; học sinh biết cách thể hiện ý tứ của mình bằng những ngôn ngữ và cách thức phù hợp, không dùng sai từ, không dùng sai phương pháp… Có được điều này, khi trưởng thành, học sinh có thêm nhiều cơ hội thể hiện mình, thuận lợi hơn trong việc thuyết phục và tạo ấn tượng với người khác, đồng nghĩa với khả năng thành công sẽ lớn hơn.

Với vai trò, tính chất và mục tiêu quan trọng của rèn luyện kỹ năng nói, chương trình học môn tiếng Việt và ngữ văn nên được bố trí một thời lượng và các bài học/bài tập phù hợp để giúp học sinh học, rèn và bồi dưỡng kỹ năng nói. Đó là thay thế một số tiết học viết hoặc đọc bằng tiết học cho học sinh được nói, được phát biểu, được thuyết trình theo chủ đề cho trước hoặc đơn giản chỉ là học giao tiếp (như để các nhóm học sinh tự tạo chủ đề trò chuyện, giáo viên nghe, quan sát và đánh giá, góp ý cho từng thành viên). Đó là mở rộng các bài tập nhóm, bài tập thuyết trình trong môn học này với yêu cầu bắt buộc từng thành viên phải lần lượt trình bày trong từng chủ đề (nếu không có yêu cầu này, một số học sinh nào đó sẽ thường xuyên trình bày mà không tạo cơ hội cho những học sinh khác). Đó là tổ chức các vở kịch ngắn để học sinh được trải nghiệm và rèn luyện các diễn đạt ngôn từ, cảm xúc trong những tình huống khác nhau…

Dĩ nhiên, đặt ra vấn đề rèn kỹ năng nói thì vai trò rất quan trọng phải là của giáo viên. Chính giáo viên phải thể hiện được là người có kỹ năng nói tốt, tức là nói đúng, nói hay, thuyết phục và phù hợp. Qua đây, học sinh sẽ có hình mẫu và tấm gương để noi theo.

Trúc Giang

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)