Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Nên trao quyền tuyển dụng cho hiệu trưởng rộng hơn

Tạp Chí Giáo Dục

Hành lang pháp lý trong vic trao quyn tuyn dng viên chc cho hiu trưng nhà trưng đã có. Dù vy, vic trao quyn hin nay vn rt dè dt…


Vic trao quyn đ không lm quyn thì phi thc hin song song, liên tc

Hàng lang pháp lý

Nghị định 115/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, Điều 7 quy định thẩm quyền tuyển dụng viên chức nêu rõ:

Khoản 1: Đối với đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức.

Khoản 2: Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thì cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức hoặc phân cấp cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện.

Cạnh đó, trong Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT, quy định nhiệm vụ và quyền của hiệu trưởng bao gồm: Thực hiện tuyển dụng, quản lý giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động, tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật.

Như vậy, rõ ràng các yếu tố về hành lang pháp lý đã rất cởi mở trong việc hiệu trưởng được phép tuyển dụng. Tuy nhiên, trên thực tế việc “trao quyền” cho người đứng đầu đơn vị thực hiện công tác tuyển dụng hiện nay tại nhiều địa phương còn rất dè dặt bởi nhiều yếu tố.

Tại TP.HCM – địa phương được xem luôn mạnh dạn, đi đầu trong việc đổi mới giáo dục trên cả nước, việc “trao quyền” tuyển dụng cho một số đơn vị đã được ngành giáo dục thực hiện trong nhiều năm nay. Năm học 2021-2022, với 129 đơn vị công lập do Sở GD-ĐT TP quản lý, Sở GD-ĐT đã phân cấp thực hiện tuyển dụng viên chức đối với 12 đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên và 4 đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo chi thường xuyên.

Sự đổi mới trong công tác tuyển dụng như cởi trói yêu cầu về hộ khẩu, mạnh dạn để hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn làm giám khảo trong hội đồng tuyển dụng… được xem là những bước đột phá giúp chất lượng đội ngũ giáo viên tại TP.HCM ngày càng được nâng cao, từng bước “trao quyền” cho hiệu trưởng trong công tác tuyển dụng nhân sự tại đơn vị mình.

Ông Tống Phước Lộc – Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ, Sở GD-ĐT TP.HCM thông tin, công tác tuyển dụng viên chức tại các cơ sở giáo dục công lập được TP.HCM thực hiện theo NĐ 115/2020/NĐ-CP. Vì thế, việc cạnh tranh giữa các ứng viên là hết sức công bằng, công tác tuyển dụng khách quan, minh bạch, công khai.

Hiện nay, công tác tuyển dụng viên chức trong ngành giáo dục luôn có sự tham gia của hiệu trưởng các nhà trường trong khâu tuyển dụng. Điều này được các đơn vị đánh giá cao khi giúp đơn vị lựa chọn được ứng viên phù hợp với chính đặc thù của đơn vị mình.

“Hiện nay, tình trạng ứng viên trúng tuyển bỏ nhiệm sở hoặc không đến nhận nhiệm sở đã gần như không còn khi ngay từ đầu ứng viên được lựa chọn nguyện vọng trường công tác và phía nhà trường thì được tham gia vào quá trình tuyển dụng, thẩm định, đánh giá. Chính vì vậy, tình trạng nhà trường “từ chối” ứng viên vì không đáp ứng được đòi hỏi của đơn vị nhiều năm nay cũng đã không còn. Khi công tác tuyển dụng “đi sâu vào thực chất” thì chất lượng giáo dục của nhà trường cũng được nâng cao…”, ông Tống Phước Lộc đánh giá.

Trao nhưng trao đến đâu?

Dù TP.HCM đã “cởi trói” trong công tác tuyển dụng song nhiều năm nay, bài toán thừa thiếu nhân sự trong ngành giáo dục luôn được xem là bài toán “khó giải’, nhất là ở các bộ môn đặc thù như tin học, tiếng Anh… Đặc biệt, khi thực hiện Chương trình GDPT 2018, yêu cầu về nhân sự lại một lần nữa được đặt lên bàn cân đong đếm.

Ông Nguyễn Quốc Hưng – Phó Trưởng phòng GD-ĐT Q.8 cho hay, để chuẩn bị cho việc thực hiện một cách hiệu quả nhất Chương trình GDPT 2018, nhiều năm nay quận đã lên kế hoạch tuyển dụng, chú trọng ở các bộ môn đặc thù như ngoại ngữ, tin học. Mặc dù vậy, chưa năm nào địa phương tuyển dụng được đủ đúng như yêu cầu đề ra.

“Mỗi năm quận có nhu cầu tuyển khoảng 14, 15 giáo viên ngoại ngữ, tin học ở bậc THCS, TH. Thế nhưng chỉ tuyển được từ 1-2 giáo viên, mà những giáo viên này chỉ dạy được vài ba tháng là xin nghỉ vì tìm được công việc khác có thu nhập cao hơn. Để có nhân sự giảng dạy các nhà trường phải thực hiện hợp đồng thỉnh giảng nhưng lại không được lấy từ nguồn ngân sách để chi trả lương, gây khó khăn cho các đơn vị. Từ đó lại đặt ra thêm yêu cầu về sự chủ động của mỗi đơn vị”, ông Hưng bày tỏ.

Từ thực trạng của đơn vị mình, ông Hưng cho rằng song song với công tác “cởi trói”, mạnh dạn trao quyền tuyển dụng cho các đơn vị thì công tác đặt hàng, đào tạo bồi dưỡng các bộ môn đặc thù cần phải được thực hiện quyết liệt hơn nữa để “khi trao quyền có thể tuyển dụng được”.


Nên hay không nên trao quyn tuyn dng cho hiu trưng nhà trưng?

Trong khi đó, ông Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, Q.10) nhìn nhận, khi các quy định về hành lang pháp lý về việc trao quyền tuyển dụng viên chức cho hiệu trưởng đã được Chính phủ, Bộ GD-ĐT quy định rõ ràng thì việc trao quyền tuyển dụng nên được làm rộng hơn nữa cho các nhà trường, để các trường được chủ động hơn nữa trong việc chuẩn bị đội ngũ theo chính đặc thù đơn vị mình.

“Không chỉ là được tham gia vào khâu tuyển dụng mà nên giao quyền tuyển dụng về các đơn vị để hiệu trưởng nhà trường tự xây dựng, triển khai kế hoạch tuyển dụng cho đơn vị mình theo lộ trình dài hơi, phù hợp nhất với đặc thù và sự phát triển chiến lược của nhà trường. Điều này cũng sẽ hạn chế được tình trạng thừa, thiếu giáo viên tại các đơn vị khi thực hiện Chương trình GDPT 2018 như hiện nay”, ông Huỳnh Thanh Phú đề xuất.

Trước băn khoăn về việc nếu “trao quyền” nhiều quá sẽ dẫn đến “lạm quyền”, ông Phú nhận định, để đảm bảo không xảy ra tình trạng này thì công tác thanh kiểm tra, giám sát phải được thực hiện nghiêm túc, liên tục, song song. Bên cạnh đó, phát huy hơn nữa vai trò giám sát từ chính đội ngũ nhà trường trong khâu tuyển dụng của hiệu trưởng. Và trên hết công tác tuyển dụng phải đặt lợi ích của học sinh, của nhà trường lên hàng đầu…

Yến Hoa

Bình luận (0)