Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Nét chữ và tấm lòng của hai nhà thư pháp Việt

Tạp Chí Giáo Dục

Mt cuc trin lãm thư pháp Vit vi ch đ “Sng tht – Hưng đến chân thin m” va din ra ti quán cà phê Rose ca hai nhà thư pháp Viên Ng và Nguyn Hiếu Tín đã mang li nhiu n tưng sâu sc đi vi ngưi thưng lãm.


Nhà thư pháp Viên Ng (trái) và Nguyn Hiếu Tín

Cuộc triển lãm này càng có ý nghĩa hơn trong phạm vi hoạt động thiện nguyện “Ánh sáng người khiếm thị” (do Hội đồng hương Quảng Ngãi tổ chức). Bởi lẽ, với hơn 50 tác phẩm ở đây mang một trường phái khá độc đáo, ấn tượng, nhiều hình ảnh biểu trưng được gọi là thư pháp họa.

T thư pháp đến thư pháp ha

Đối với các nước phương Đông, đi đôi với thuật ngữ thư pháp, còn được nhiều người nhắc đến là thuật ngữ thư họa. Lâu nay, không ít người vẫn sử dụng “thư họa” như một từ đồng nghĩa với “thư pháp”. Cũng có một số tác giả đưa ý kiến nên dùng từ thư họa đúng hơn thư pháp. Với lập luận “nghệ thuật viết chữ là vẽ hình và ngược lại” “Thư họa đồng nguyên”. Thực ra, thư họa là một loại hình kết hợp giữa Thư (viết) với Họa (vẽ), tức là kết hợp việc vẽ tranh và viết chữ. Một bức tranh được vẽ một cách cụ thể và có chữ viết kèm theo, (có thể là một bài thơ, một bài họa, hoặc sự tán thán…) thì nội dung đó là thư họa. Thư họa xuất hiện rất nhiều ở các tranh thủy mặc Trung Quốc. Còn thư pháp đơn thuần là viết chữ nghệ thuật. Tuy vậy, cách thể hiện hai bộ môn này cũng có điểm xuất phát chung, đều phản ánh sức sống nội tâm của người thủ bút, mang lại cho người xem những tác phẩm sinh động, có “thần”, “hồn”.

Đối với chữ viết tượng hình, như chữ của Trung Hoa, Nhật Bản… bản thân những nét viết chữ hợp thành đã mang lại những hình ảnh nhất định và do đó dễ tạo nên trường phái thư họa. Còn đối với những quốc gia sử dụng chữ viết ghi âm, việc sáng tạo nên thư họa hay vẽ chữ đòi hỏi khả năng tư duy, trí tưởng tượng phong phú nhiều hơn, linh hoạt hơn, đôi lúc phải phá vỡ những quy chuẩn về nét chữ, thì khả dĩ viết/vẽ thành một hình ảnh mong muốn từ các ký tự chữ viết. Trong chiều hướng này, một số năm gần đây, người Việt đã sáng tạo khá nhiều điều thú vị về trường phái họa tự khi viết theo ký tự La tinh (ghi âm) mà vẫn tạo thành hình, mang lại nhiều sự bất ngờ cho bạn bè quốc tế.


Tác phm thư pháp ha “Chân lý” ca Viên Ng

Trong xu hướng đó, triển lãm thư pháp với chủ đề “Sống thật – Hướng đến chân thiện mỹ” của hai tác giả Viên Ngộ và Nguyễn Hiếu Tín, đã đưa ra một trường phái nghệ thuật viết chữ mới, được gọi là thư pháp họa. Theo đó, nếu thư pháp là nghệ thuật thiên về viết chữ; thư họa, thiên về vẽ tranh, thì thư pháp họa là nghệ thuật viết chữ bằng một phong cách đặc biệt. Là những bức tranh chữ đơn độc mang dáng dấp những hình tượng mà người sáng tạo thể hiện. Những văn tự được sáng tạo thành những hình ảnh biểu trưng, ẩn tàng tính triết lý và tư duy sâu sắc. Ví như tác phẩm “Chân lý” của tác giả Viên Ngộ, mang hình ảnh là một tượng đài vững chãi, cao vút, như một thế ngồi thiền vững chãi, với ý nghĩa là chân lý là vĩnh cửu, tồn tại mãi trong thời gian và không gian. Chân lý có sức mạnh phi thường, xuyên thủng mọi vật cản và sáng ngời trong cõi u minh. Với ý nghĩa đó, nét chữ L (trong chữ Lý) được viết/vẽ một cách sắc nét, như một thanh gươm xuyên thủng mọi vật cản từ nét tạo hình của chữ “Chân” phía trên, rất độc đáo và ấn tượng. Hay tác phẩm chữ  “Lòng Tự Trọng” được tạo hình như con thiên nga và hai cây thông mộc thẳng, với thông điệp hãy sống trong sạch, chọn điều cao quý như con thiên nga và sống thẳng ngay bất chấp rét buốt, bão táp như cây thông kia để cuộc đời đẹp muôn vẻ muôn màu.


Thư pháp ca Nguyn Hiếu Tín trong trin lãm

Một nhà nghiên cứu thư pháp Arap Hassan Massoudy đã viết: “Thư pháp đã trở thành một nghệ thuật trừu tượng, biểu hiện những tình cảm của nhà thư pháp và sau đó người xem sẽ theo cách cảm nhận của mình mà luận ra”. Thật vậy, những tác phẩm thư pháp họa của hai tác giả này, nó mang tính ước lệ và khái quát, đôi khi nó cũng rất trừu tượng. Khác với thư họa và thư pháp ở chỗ, thư pháp học của hai tác giả này nó mang ý tưởng sáng tạo nhiều hơn là cảm hứng sáng tạo. Tức là, để thực hiện một tác phẩm thư pháp họa, thì người sáng tác phải tư duy ngôn ngữ trước, định hình ngôn ngữ hình ảnh mà mình muốn thể hiện chữ, và sau đó cố gắng tạo ra những nét chữ sao cho khớp với ý tưởng minh triết. Vì vậy, quá trình viết/vẽ của nó không được tự do, phóng túng sáng tác như thư pháp hay thư họa. Một tác phẩm thư pháp họa có thể đòi hỏi tư duy nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng, nhiều năm. Bởi phải có thời gian thẩm thấu, trải nghiệm, hiểu rõ hoặc ngộ ra về một câu, một chữ mà mình cần thể hiện. Đó thật sự là hình ảnh của văn tự. Phải có một tấm lòng yêu quý chữ, một tư duy lắng đọng, một triết lý nhân sinh để thả hồn, thể hiện những hình ảnh đầy tính minh triết.

Nét ch tm lòng

Từ sự giàu có về âm thanh ngữ điệu, một ngôn ngữ gợi cảm, đa sắc thái, giàu tính nghệ thuật của tiếng Việt, giờ đây một lần nữa tiếng Việt lại càng được thêm hương thêm sắc qua những đường nét của nghệ thuật thư pháp, với nhiều trường phái và phong cách đa dạng.

Buổi triển lãm này, càng có ý nghĩa sâu sắc hơn, vượt ra khỏi chức năng thông tri của văn tự, vượt ra khỏi vẻ đẹp hình thức của tác phẩm, đó chính là tấm lòng thiện nguyện dành cho những người khiếm thị. Tác phẩm thư pháp mang tên “Từ Ái” của hai tác giả đã đóng góp trong hoạt động “ly cà phê thiện nguyện 100” lần thứ 29 với chủ đề  “Ánh sáng người khiếm thị” do Hội đồng hương Quảng Ngãi tổ chức, đã được bán đấu giá 40 triệu đồng vào quỹ thiện nguyện này. Chương trình có cả TS. Đặng Ngọc Tùng (nguyên Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), TS. Lê Quốc Ân (nguyên Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam) và những tình cảm chia sẻ của giới văn nghệ sĩ, đặc biệt sự hưởng ứng ủng hộ, gây quỹ thiện nguyện với những tác phẩm nghệ thuật, thơ văn, trong đó có tác phẩm thư pháp họa của hai tác giả này. Bởi đó là nét chữ của tấm lòng, nét chữ của hồn Việt, của sự sáng tạo không ngừng, góp thêm chút hương mới nghệ thuật thư pháp Việt ngày càng thêm khởi sắc:

“Lung linh hn con ch

Tùng trúc bút gieo văn

Tình thơm thư pháp Vit

Tiêu sái m chung trăng”

(Thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

Song Thư

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)