Gia đình hiếu học của cố GS.TS Dương Thiệu Tống. Ảnh: K.N |
Việt Nam với nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống nhưng không thể bỏ qua nét đẹp của tinh thần hiếu học.
Trong thực tiễn theo chiều dài của lịch sử dân tộc, hiếu học đem đến cho người Việt những thành quả học tập, lao động thú vị đến mức đáng ngưỡng mộ. Và có thể nói, hiếu học là điểm đến trong tâm thức của nhiều người Việt ngay cả hôm nay dù cuộc sống có thể đổi thay trước hơi thở hiện đại…
Hiếu học không chỉ mang nghĩa cá nhân, nghĩa nhóm hay dòng tộc mà nó trở thành nét đẹp của cộng đồng. Khuyến khích nhau không ngừng học tập, không dừng lại và chinh phục những nấc thang mới của kiến thức không chỉ là một mục tiêu của một con người mà trở thành nét đẹp của cả một dân tộc, một đất nước… Trong nhiều năm qua, hàng loạt những gia đình đều có những người hiếu học và thành công trong học tập và cuộc sống. Thực tế minh chứng, nhiều gia đình ở Việt Nam thật đáng ngưỡng mộ về tinh thần học tập – hiếu học. Sao có thể không nhắc đến gia đình nhiều giáo sư, tiến sĩ nhất Việt Nam mà ấn tượng đầu tiên là GS. Nguyễn Lân – một giáo sư rất uyên thâm về giáo dục và có nhiều đóng góp đáng kể cho giáo dục nước nhà. Kế đến là thế hệ thứ hai với: GS. Nguyễn Lân Dũng. Và thế hệ kế tiếp là TS. Nguyễn Lân Hiếu cũng là những nhà khoa học không ngừng học tập… Chữ hiếu không dừng ở bề nổi mà nó trở thành truyền thống, biến thành những nét đẹp rất ấn tượng có sức mạnh đặc biệt chi phối sự nỗ lực của con người… Những gia đình khoa bảng người Việt xưa hay những gia đình hiếu học trong giai đoạn gần đây đã tiếp tục duy trì và tôn vinh tinh thần hiếu học của dân tộc Việt. Đó không chỉ còn là nét đẹp lung linh mang tính chất sáng chói tạm thời hoặc sáng tươi huyền ảo mà nó trở thành nét đẹp bền chặt. Sự hiếu học không chỉ tồn tại ngầm trong một gia đình, một dòng tộc mà trở thành vẻ đẹp của một nhóm lớn, của một làng xã, của một huyện thị và thậm chí của một tỉnh thành… Mô hình “Gia đình hiếu học” và “Dòng họ khuyến học” là một trong những hành động rất nhân văn nuôi dưỡng nét đẹp của tinh thần hiếu học. Đó cũng là sự đầu tư rất có điểm đến, sự đầu tư cực kỳ khôn ngoan cho một con người, một nhóm người và thậm chí là một dân tộc… Hai mô hình này đã đem đến rất nhiều cơ hội học tập cho những học sinh, sinh viên gặp khó khăn trong cuộc sống hay những bất trắc để cuộc đua về đích an toàn. Cũng chính mô hình này tạo nên những phần thưởng quý hơn vàng cụ thể như sự tư vấn – hướng nghiệp, sự động viên – khuyến khích, sự tặng thưởng hay tưởng thưởng xứng đáng mang ý nghĩa tôn vinh… Tất cả làm cho tinh thần hiếu học được nâng lên, nét đẹp hiếu học được gìn giữ… Song song đó, việc khuyến học được dựng xây trở thành một mô hình độc đáo mang đậm sắc thái Việt.
Các phong trào xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học ở nhiều cơ sở huyện, xã… đã thực sự đi vào chiều sâu. Mỗi cá nhân cần hết lòng với sự học cho chính mình, hết lòng hiếu học để đáp ứng yêu cầu công việc… Cũng đừng quên khuyến học để từng con người dù đủ hay chưa đủ tuổi cũng nhận ra học tập là hạnh phúc. Cũng cần nhớ rằng, dù gặp khó khăn hay có thể cân bằng các điều kiện học tập cũng thừa nhận: Học tập là món quà quý mà gia đình, người thân hay những nhà khuyến học – khuyến tài đã mang đến…
ThS. tâm lý học Mai Mỹ Hạnh
Bình luận (0)