Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Nêu gương

Tạp Chí Giáo Dục

 

Học sinh bậc tiểu học thường thích được thầy cô khen thưởng mỗi khi làm được việc gì tốt như: học giỏi được điểm 10, giúp tặng bạn nghèo dụng cụ học tập, biết lễ phép chào hỏi với mọi người, nhặt của rơi trả lại cho người mất… Các em càng hãnh diện hơn khi được nhà trường biểu dương và khen thưởng dưới sân trường vào giờ chào cờ sáng thứ hai hàng tuần.
Tôi được biết có trường tiểu học nọ, sáng thứ hai nào cũng biểu dương và khen thưởng trên 10 gương học sinh làm việc tốt, đó là nhặt được tiền đưa cho thầy tổng phụ trách Đội để trả lại cho học sinh bị mất, số tiền các em nhặt được thường có mệnh giá 500 đồng hay nhiều nhất là 2.000 đồng. Trong số những gương mặt được biểu dương ấy có 3 – 4 em thường xuyên xuất hiện. Tôi không nghĩ “đụng chạm” đến lối sống đẹp của các em mà muốn nói: trong số các em điển hình đó, có em chưa thật thà, tự biến mình thành người tốt – cố tình tạo ra tình huống “nhặt tiền ảo” (nghĩa là tự bỏ tiền túi ra nộp cho nhà trường) – để được nhà trường biểu dương, khen thưởng. Có lần tôi đặt vấn đề này với thầy tổng phụ trách Đội xem có hiện tượng học sinh lấy tiền túi của mình nộp cho nhà trường, nhưng nói là tiền do mình nhặt được thì thầy chân thật trả lời: “Em cũng không biết, chắc cũng có…”
Phương pháp nêu gương là một trong những phương pháp hay, được thầy cô thường xuyên áp dụng trong giảng dạy vì nó có tác dụng tích cực trong việc rèn luyện hình thành nhân cách của trẻ, giáo dục trẻ trở thành học sinh ngoan có ích cho xã hội. Nhưng, nếu thầy cô không khéo vận dụng thì sẽ trở thành phản tác dụng như trường hợp tôi đã nêu trên.
Trần Văn Tám
(Trường TH Trung Lập Hạ, Củ Chi, TP.HCM)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)