Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

New York: Mở trường cho HS di dân

Tạp Chí Giáo Dục

HS tại Trường Ellis đến từ khắp nơi trên thế giới

Một người tị nạn từ Myanmar, một HS từ Cộng hòa Dominican và một bà mẹ tuổi teen từ nước Guinea nhỏ bé thuộc Tây châu Phi kiên nhẫn ngồi cùng nhau trong bộ đồng phục đi học mới toanh.
Họ là những HS tại một trường học vừa mới mở ở Nam Bronx, biến thành trường dành cho những di dân cuối tuổi teen. Học hiệu Ellis Preparatory, tên được đặt theo điểm đến lịch sử ở New York đối với người di dân để tìm một phần của giấc mơ nước Mỹ – đảo Ellis.
Ước tính có 150.000 HS trong thành phố New York được xếp là những người học tiếng Anh và khoảng 15.000 trong số đó vừa mới biết đọc biết viết tiếng mẹ đẻ của họ.
Giải phóng tiềm năng
Trong cương vị nguyên hiệu trưởng Ellis, Norma Vega, chứng kiến hàng chục HS ở cuối lứa tuổi lên 10 đang cố vượt qua những khó khăn trong cuộc sống hiện tại và do vốn tiếng Anh còn nghèo nàn. Nhiệm vụ của bà hiện nay là cung cấp một môi trường và nền giáo dục để tìm kiếm những tiềm năng thật sự của những người trưởng thành trẻ vừa mới đến nước Mỹ, đáng lẽ phải ngồi trong những lớp học đông đúc, chung với các HS còn nhỏ tuổi và học được rất ít. Bà Vega nói: “Họ thật sự là những người khiến tôi ngạc nhiên. Tôi là một người làm việc xã hội do thương mại, cho nên chẳng bao giờ tôi nghĩ mình có đặc quyền để trở thành một giáo viên trong lớp học… nhưng nó sẽ giúp bạn tuyển dụng được những người giỏi”.
Bà đã mang đến một nhóm nhỏ những giáo viên tận tụy, họ đều đã lớn tuổi, có chuyên môn cao và họ đề ra chương trình khóa giáo dục và văn hóa cho một trường chỉ có 85 HS. Sở Giáo dục thành phố cung cấp ngân sách cho họ, cùng với trợ cấp của một số tư nhân, và HS hy vọng lấy được bằng trung học trong vòng 4 năm.
Trong số HS ít ỏi đó, đa số các em nói tiếng Tây Ban Nha, một số em nói tiếng Pháp và nhiều thứ tiếng châu Á và châu Phi – Raghu Chimorriya, 17 tuổi, ngồi cùng với bạn đồng lớp Luis Diaz đến từ Cộng hòa Dominican và Housseynatou Sow từ Guinea kể: “Tôi là một dân tị nạn đến từ Myanmar, tới đây ngày 2-6-2008”. Ngày tháng anh tới được nơi an toàn là nước Mỹ đã khắc sâu trong trí nhớ của anh. Anh nói thêm: “Tôi luôn cố gắng học tập tốt nên tôi hy vọng có thể hoàn tất trong tương lai không xa”.
Kinh nghiệm ban đầu
Housseynatou, 18 tuổi, đã kết hôn và có một đứa con 2 tuổi nói, cô vẫn không từ bỏ quê cha đất tổ Guinea, mặc dù nước cô thừa hưởng nền chính trị bất ổn. Cô chia sẻ: “Tôi tới Ellis để học tiếng Anh. Tôi nghĩ khi mình học xong, nếu chính phủ ở Guinea thay đổi, tôi có thể trở về nước”.
Luis, cũng 17 tuổi, nói năng nhỏ nhẹ và dùng tiếng Anh khá trôi chảy nói, mặc dù mỗi người đều có những hoàn cảnh khác nhau nhưng các HS đều hòa hợp và giúp đỡ nhau cùng học, cũng như những thứ cần thiết khác. Theo cậu: “Trường học này cho tôi cơ hội mà những trường học khác không thể có. Tôi có thể học về văn hóa của bạn trai này, bạn gái khác và họ có thể học về văn hóa của tôi”.
Cậu thừa nhận mặc dù có đến hàng trăm bạn trẻ Dominican đến các trường trung học gần đó, chuyện họ thông thạo tiếng Anh có thể khiến cậu không theo kịp nhưng những vấn đề ở nhà luôn xen vào cuộc sống trong trường học. Hiệu trưởng Vega lên danh sách 4 nữ sinh đã bỏ học từ khi trường mở cửa hồi tháng 9 năm ngoái do… mang bầu. Bà nói: “Họ phải trở lại quê hương bởi nhà trường không thể làm gì hơn để giúp đỡ”.
Bà còn kể: “Họ không có tiền để sống hàng ngày, bởi họ là những di dân vừa mới tới. Họ phải làm việc. Cuộc sống của họ thật sự là khó khăn”. Các giáo viên đã tập trung cố tìm giải pháp để giúp rút kinh nghiệm ban đầu cho vấn đề giáo dục trong thành phố. Giáo viên Jonathan Shank chuyên về nghiên cứu toàn cầu nói, ông bị cuốn hút đến trường sau khi đã phục vụ trong Lực lượng giữ hòa bình ở Kazakhstan. Ông nói: “Điều tôi thích ở trường này là phương châm giáo dục nhằm giúp các bạn trẻ thực hiện điều họ muốn và cung cấp cho họ kiến thức”.
Với suy thoái kinh tế đang diễn ra, đã rõ ràng là hàng ngàn đô-la sẽ bị cắt giảm trong ngân sách năm tới, nhưng Norma Vega đã quyết định vẫn xây dựng và mở rộng lý tưởng của mình.
Quang Hùng (Theo BBC)

Bình luận (0)