Chảy máu chất xám từ lâu đã được biết đến như một quốc nạn ở Nga. Trong vòng 10 năm kể từ khi chủ nghĩa xã hội ở Nga tan rã, ước tính có khoảng từ 500.000 tới 800.000 chuyên gia người Nga bỏ quê hương để tới các nước phương Tây lập nghiệp. Và giờ đây, quốc gia này lại phải đối mặt với một đợt chảy máu chất xám mới.
Hiện thực u ám
Từ trước khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, đất nước từng phóng con tàu Sputnik huyền thoại này đã mất đi hầu hết những chuyên gia giỏi.
Khoảng thời gian sau đó, tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn. Trong vòng 10 năm kể từ khi chủ nghĩa xã hội ở Nga tan rã, ước tính có khoảng từ 500.000 tới 800.000 chuyên gia người Nga bỏ quê hương để tới các nước phương Tây lập nghiệp. Và giờ đây, quốc gia này lại phải đối mặt với một đợt chảy máu chất xám mới.
Từ trước khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, đất nước từng phóng con tàu Sputnik huyền thoại này đã mất đi hầu hết những chuyên gia giỏi.
Khoảng thời gian sau đó, tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn. Trong vòng 10 năm kể từ khi chủ nghĩa xã hội ở Nga tan rã, ước tính có khoảng từ 500.000 tới 800.000 chuyên gia người Nga bỏ quê hương để tới các nước phương Tây lập nghiệp. Và giờ đây, quốc gia này lại phải đối mặt với một đợt chảy máu chất xám mới.
Dòng người biểu tình kêu gọi chính phủ thay đổi chính sách hỗ trợ nghiên cứu. (Nguồn: http://en.rian.ru)
Giữa tháng 10 năm ngoái, hàng trăm nhà khoa học Nga đã xuống đường biểu tình ở Moscow yêu cầu chính phủ thay đổi phương thức hỗ trợ nghiên cứu khoa học.
“Chuyện các nhà khoa học rời bỏ đất nước không phải là mới, nhưng ở đây chúng ta đang nói về sự gia tăng mạnh về số lượng những người chuẩn bị ra đi. Gần như toàn bộ bạn bè của tôi đều đang thu dọn hành lý,” một trong những người tổ chức cuộc biểu tình cho biết.
Các sinh viên sau khi tốt nghiệp thường thích làm việc tại những phòng thí nghiệm nhỏ, không tên tuổi ở các nước Tây Âu hơn là ở lại các cơ sở nghiên cứu mới nổi của Nga. “Một xu thế ổn định đã được thiết lập: 100% những người trẻ khi nhận được cơ hội làm việc ở nước ngoài sẽ bỏ ra đi”, một nhà khoa học phân tích.
Mặc dù chính phủ Nga đã có những chính sách như giảm thuế thu nhập, hỗ trợ nhà ở và tinh giảm các thủ tục hành chính v.v… cho các chuyên gia nước ngoài nhằm tăng cường dòng chất xám “chảy ngược”. Nhưng theo một khảo sát được The Network tiến hành năm 2009, chỉ có 7% số người được hỏi cho biết sẽ tới Nga. Như một hệ quả, quốc gia này xếp vị trí thứ 32 trong bảng xếp hạng 35 nước là điểm đến tiềm năng cho công việc.
Nguyên nhân bất di bất dịch
Ngay từ khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, các nhà hoạch định chính sách đã nhìn ra ba nguyên nhân cốt lõi dẫn tới hiện tượng chảy máu chất xám ở Nga đó là: lương thấp, điều kiện làm việc nghèo nàn và không có tương lai phát triển nghề nghiệp. Ba mươi năm sau, liệu tình hình có gì thay đổi?
Lương bổng hiện nay không phải là vấn đề đối với các nhà khoa học Nga nữa. Mức lương tháng trung bình của một nhà khoa học Nga năm 2009 dao động từ 1000$ cho tới 1500$ – con số này cao gấp 10 lần so với 6 năm về trước. Nếu tính thêm cả các khoản trợ cấp từ các dự án nghiên cứu, mỗi tháng một học giả Nga kiếm được 3000$.
Tuy nhiên, có một sự chênh lệch lớn về lương bổng giữa một nhà nghiên cứu mới vào nghề và một nhà nghiên cứu đã công tác lâu năm. Mặt bằng lương thấp so với các ngành nghề khác khiến việc tuyển dụng nhân lực giỏi vào các cơ sở nghiên cứu ngày một khó khăn.
Hơn nữa, khoản đầu tư cho nghiên cứu cơ bản chỉ đủ để trả lương, không đủ để mua các trang thiết bị máy móc. “Các khoản trợ cấp chúng tôi nhận được chỉ đủ để mua máy tính, còn các thiết bị hiện đại thì đành chịu”, giáo sư Alexander Karasik, hiện đang công tác tại Viện Vật lý Tổng hợp cho biết.
Ngoài điều kiện nghiên cứu nghèo nàn, các nhà khoa học Nga còn phải sống cùng nạn quan liêu, một mối ung nhọt xuất hiện từ thời xã hội bao cấp.
Ginzburg, nhà vật lý cuối cùng của Nga được trao giải Nobel năm 2003 là người từng nhiều lần thẳng thắn phê bình vấn nạn quan liêu và phân bổ sai ngân sách trong các hoạt động khoa học của Nga.
"Nếu có nhà khoa học đề xuất một ý tưởng thiên tài, các quan chức của chúng ta sẽ nhét nó vào một cái quan tài" – Ginzburg châm biếm trong một cuộc phỏng vấn với tờ Izvestiya vào tháng 4 năm 2009.
Nhưng nguyên nhân đáng sợ nhất lại là sự “thờ ơ”, không nhận thức rõ vấn đề của không ít các nhân vật chóp bu trong giới khoa học khi vẫn nhìn mọi thứ qua lăng kính màu hồng.
Tháng 10 năm 2009, 185 nhà khoa học người Nga hàng đầu hiện đang sinh sống ở phương Tây đã gửi một bức thư ngỏ tới điện Kremlin. Họ cảnh báo rằng nền khoa học Nga đang trên đà thụt lùi và mức độ của vấn đề không được đánh giá đúng mức. Trong đó, họ cũng nêu lên nguyên nhân số một là hiện tượng “rũ áo ra đi” của các nhà khoa học trẻ tuổi.
Tuy nhiên, đáp lại, Phó Chủ tịch Viện hàn lâm khoa học Nga, ông Alexander Nekipelov trong một cuộc phỏng vấn với đài BBC Russian Service lại cho rằng: “Tôi tin rằng các tác giả của bức thư đang trầm trọng hóa vấn đề. Nền khoa học Nga vẫn phát triển mạnh mẽ, bất chấp nhiều vấn đề nghiêm trọng”.
Giải pháp nào?
Ngoài việc thực hiện các chính sách kinh tế xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường nghiên cứu, nền giáo dục Nga cũng phải tiến hành một số cải cách căn bản. Trong phần kết, xin được trích đăng một số giải pháp do Giáo sư Olge Barabanov, hiện đang công tác tại Học viện nghiên cứu châu Âu thuộc ĐH Quan hệ quốc tế Moscow, đề xuất.
Các chương trình giáo dục và nghiên cứu sau ĐH của Nga cần mang tính thực tiễn hơn nữa. Kinh nghiệm của các nước phát triển đã chỉ ra rằng chỉ cần thúc đẩy các nghiên cứu ứng dụng tại các trường ĐH là có thể đảm bảo sự phát triển công nghệ chung của cả một quốc gia.
Để giải quyết triệt để vấn đề, nước Nga còn nhiều việc phải làm mà trong đó loại bỏ những trì trệ, ách tắc do xã hội cũ để lại là một hành động mang tính cấp bách.
Chìa khóa mấu chốt là phát triển các chương trình đào tạo thạc sĩ. Hệ thống đào tạo Cử nhân chỉ có thể cung cấp cho sinh viên một nền tảng căn bản, còn các chương trình thạc sĩ cần cung cấp các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết. Việc đào tạo thạc sĩ nên là cầu nối giữa giáo dục và các hoạt động thực tiễn để giới thiệu những đổi mới trong sản xuất, kinh tế và xã hội.
Các chương trình đào tạo tiến sĩ cũng phải bám sát vào thực tế hơn. Để làm được điều này cần thành lập các trung tâm nghiên cứu mạnh có năng lực cạnh tranh tại các trường ĐH lớn, với các chương trình nghiên cứu liên quan mật thiết đến các nghiên cứu sinh. Đồng thời cần phải tạo ra các mối quan hệ thể chế giữa các trường ĐH và các tập đoàn để đưa các nghiên cứu tại các tập đoàn vào chương trình đào tạo tiến sĩ.
Cũng cần lưu ý rằng, bằng tiến sĩ của Nga hiện tại không phải lúc nào cũng được chấp nhận ở phương Tây. Do đó, một nhiệm vụ cấp bách là hiện đại hóa các chương trình đào tạo tiến sĩ cho phù hợp với các quy định và tiêu chuẩn của thế giới. Điều này có thể được thực hiện thông qua các chương trình hợp tác đào tạo tiến sỹ với các trường ĐH nước ngoài.
Tạo cơ hội cho các nhà nghiên cứu Nga công bố kết quả bằng tiếng Anh cũng giúp họ hòa nhập tốt hơn với cộng đồng nghiên cứu của thế giới, từ đó giảm thiểu nguy cơ chảy máu chất xám. Để đạt được mục đích này, cần cải thiện việc dạy và học ngoại ngữ ở tất cả các trường ĐH.
Dù đã đạt được một số thành tựu nhất định về kinh tế, xã hội và giáo dục nhưng nước Nga vẫn chưa thành công trong việc bảo vệ “nguồn nguyên khí” của mình. Để giải quyết triệt để vấn đề, nước Nga còn nhiều việc phải làm mà trong đó loại bỏ những trì trệ, ách tắc do xã hội cũ để lại là một hành động mang tính cấp bách.
Các sinh viên sau khi tốt nghiệp thường thích làm việc tại những phòng thí nghiệm nhỏ, không tên tuổi ở các nước Tây Âu hơn là ở lại các cơ sở nghiên cứu mới nổi của Nga. “Một xu thế ổn định đã được thiết lập: 100% những người trẻ khi nhận được cơ hội làm việc ở nước ngoài sẽ bỏ ra đi”, một nhà khoa học phân tích.
Mặc dù chính phủ Nga đã có những chính sách như giảm thuế thu nhập, hỗ trợ nhà ở và tinh giảm các thủ tục hành chính v.v… cho các chuyên gia nước ngoài nhằm tăng cường dòng chất xám “chảy ngược”. Nhưng theo một khảo sát được The Network tiến hành năm 2009, chỉ có 7% số người được hỏi cho biết sẽ tới Nga. Như một hệ quả, quốc gia này xếp vị trí thứ 32 trong bảng xếp hạng 35 nước là điểm đến tiềm năng cho công việc.
Nguyên nhân bất di bất dịch
Ngay từ khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, các nhà hoạch định chính sách đã nhìn ra ba nguyên nhân cốt lõi dẫn tới hiện tượng chảy máu chất xám ở Nga đó là: lương thấp, điều kiện làm việc nghèo nàn và không có tương lai phát triển nghề nghiệp. Ba mươi năm sau, liệu tình hình có gì thay đổi?
Lương bổng hiện nay không phải là vấn đề đối với các nhà khoa học Nga nữa. Mức lương tháng trung bình của một nhà khoa học Nga năm 2009 dao động từ 1000$ cho tới 1500$ – con số này cao gấp 10 lần so với 6 năm về trước. Nếu tính thêm cả các khoản trợ cấp từ các dự án nghiên cứu, mỗi tháng một học giả Nga kiếm được 3000$.
Tuy nhiên, có một sự chênh lệch lớn về lương bổng giữa một nhà nghiên cứu mới vào nghề và một nhà nghiên cứu đã công tác lâu năm. Mặt bằng lương thấp so với các ngành nghề khác khiến việc tuyển dụng nhân lực giỏi vào các cơ sở nghiên cứu ngày một khó khăn.
Hơn nữa, khoản đầu tư cho nghiên cứu cơ bản chỉ đủ để trả lương, không đủ để mua các trang thiết bị máy móc. “Các khoản trợ cấp chúng tôi nhận được chỉ đủ để mua máy tính, còn các thiết bị hiện đại thì đành chịu”, giáo sư Alexander Karasik, hiện đang công tác tại Viện Vật lý Tổng hợp cho biết.
Ngoài điều kiện nghiên cứu nghèo nàn, các nhà khoa học Nga còn phải sống cùng nạn quan liêu, một mối ung nhọt xuất hiện từ thời xã hội bao cấp.
Ginzburg, nhà vật lý cuối cùng của Nga được trao giải Nobel năm 2003 là người từng nhiều lần thẳng thắn phê bình vấn nạn quan liêu và phân bổ sai ngân sách trong các hoạt động khoa học của Nga.
"Nếu có nhà khoa học đề xuất một ý tưởng thiên tài, các quan chức của chúng ta sẽ nhét nó vào một cái quan tài" – Ginzburg châm biếm trong một cuộc phỏng vấn với tờ Izvestiya vào tháng 4 năm 2009.
Nhưng nguyên nhân đáng sợ nhất lại là sự “thờ ơ”, không nhận thức rõ vấn đề của không ít các nhân vật chóp bu trong giới khoa học khi vẫn nhìn mọi thứ qua lăng kính màu hồng.
Tháng 10 năm 2009, 185 nhà khoa học người Nga hàng đầu hiện đang sinh sống ở phương Tây đã gửi một bức thư ngỏ tới điện Kremlin. Họ cảnh báo rằng nền khoa học Nga đang trên đà thụt lùi và mức độ của vấn đề không được đánh giá đúng mức. Trong đó, họ cũng nêu lên nguyên nhân số một là hiện tượng “rũ áo ra đi” của các nhà khoa học trẻ tuổi.
Tuy nhiên, đáp lại, Phó Chủ tịch Viện hàn lâm khoa học Nga, ông Alexander Nekipelov trong một cuộc phỏng vấn với đài BBC Russian Service lại cho rằng: “Tôi tin rằng các tác giả của bức thư đang trầm trọng hóa vấn đề. Nền khoa học Nga vẫn phát triển mạnh mẽ, bất chấp nhiều vấn đề nghiêm trọng”.
Giải pháp nào?
Ngoài việc thực hiện các chính sách kinh tế xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường nghiên cứu, nền giáo dục Nga cũng phải tiến hành một số cải cách căn bản. Trong phần kết, xin được trích đăng một số giải pháp do Giáo sư Olge Barabanov, hiện đang công tác tại Học viện nghiên cứu châu Âu thuộc ĐH Quan hệ quốc tế Moscow, đề xuất.
Các chương trình giáo dục và nghiên cứu sau ĐH của Nga cần mang tính thực tiễn hơn nữa. Kinh nghiệm của các nước phát triển đã chỉ ra rằng chỉ cần thúc đẩy các nghiên cứu ứng dụng tại các trường ĐH là có thể đảm bảo sự phát triển công nghệ chung của cả một quốc gia.
Để giải quyết triệt để vấn đề, nước Nga còn nhiều việc phải làm mà trong đó loại bỏ những trì trệ, ách tắc do xã hội cũ để lại là một hành động mang tính cấp bách.
Chìa khóa mấu chốt là phát triển các chương trình đào tạo thạc sĩ. Hệ thống đào tạo Cử nhân chỉ có thể cung cấp cho sinh viên một nền tảng căn bản, còn các chương trình thạc sĩ cần cung cấp các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết. Việc đào tạo thạc sĩ nên là cầu nối giữa giáo dục và các hoạt động thực tiễn để giới thiệu những đổi mới trong sản xuất, kinh tế và xã hội.
Các chương trình đào tạo tiến sĩ cũng phải bám sát vào thực tế hơn. Để làm được điều này cần thành lập các trung tâm nghiên cứu mạnh có năng lực cạnh tranh tại các trường ĐH lớn, với các chương trình nghiên cứu liên quan mật thiết đến các nghiên cứu sinh. Đồng thời cần phải tạo ra các mối quan hệ thể chế giữa các trường ĐH và các tập đoàn để đưa các nghiên cứu tại các tập đoàn vào chương trình đào tạo tiến sĩ.
Cũng cần lưu ý rằng, bằng tiến sĩ của Nga hiện tại không phải lúc nào cũng được chấp nhận ở phương Tây. Do đó, một nhiệm vụ cấp bách là hiện đại hóa các chương trình đào tạo tiến sĩ cho phù hợp với các quy định và tiêu chuẩn của thế giới. Điều này có thể được thực hiện thông qua các chương trình hợp tác đào tạo tiến sỹ với các trường ĐH nước ngoài.
Tạo cơ hội cho các nhà nghiên cứu Nga công bố kết quả bằng tiếng Anh cũng giúp họ hòa nhập tốt hơn với cộng đồng nghiên cứu của thế giới, từ đó giảm thiểu nguy cơ chảy máu chất xám. Để đạt được mục đích này, cần cải thiện việc dạy và học ngoại ngữ ở tất cả các trường ĐH.
Dù đã đạt được một số thành tựu nhất định về kinh tế, xã hội và giáo dục nhưng nước Nga vẫn chưa thành công trong việc bảo vệ “nguồn nguyên khí” của mình. Để giải quyết triệt để vấn đề, nước Nga còn nhiều việc phải làm mà trong đó loại bỏ những trì trệ, ách tắc do xã hội cũ để lại là một hành động mang tính cấp bách.
Hà Minh Hoàng (ĐH Bách khoa Montréal, Canada)
Theo VNN
Bình luận (0)