Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Ngã rẽ cho học sinh rớt lớp 10

Tạp Chí Giáo Dục

Năm hc 2019-2020, TP.HCM d kiến tuyn khong 70.000 hc sinh lp 9 vào hc các trưng THPT công lp. Như vy, trong s gn 100.000 hc sinh tt nghip THCS năm hc 2018-2019, có gn 30.000 em không vào đưc trưng công. Vy các em s v đâu?

Hc sinh thi vào lp 10 năm va qua

Trả lời câu hỏi này, bà Nguyễn Đặng An Long (Phó Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT TP.HCM) khẳng định, TP.HCM đảm bảo đủ chỗ học cho toàn bộ học sinh lớp 9 năm nay trong năm học tới. “Hướng đi vào trường THPT công lập không phải là con đường duy nhất sau THCS. Ngoài hướng đi này, các em còn rất nhiều ngã rẽ khác, nhiều con đường học tập khác mà vẫn có thể đến được đích thành công”, bà An Long chia sẻ.

Cụ thể, theo bà An Long, ngoài trường THPT công lập, học sinh lớp 9 có thể lựa chọn các hướng đi khác là vào trường THPT ngoài công lập (bao gồm tư thục và quốc tế); trung tâm GDNN-GDTX; trường CĐ nghề, TCCN hoặc du học. “Hiện nay với số lượng các trường ngoài công lập, trung tâm GDNN-GDTX, trường nghề… trên địa bàn TP.HCM, thành phố đảm bảo đủ chỗ học tiếp trong năm học 2019-2020 cho gần 30.000 học sinh rớt lớp 10 công lập năm nay. Các em hãy căn cứ vào sức học của bản thân, vào nguyện vọng, vào điều kiện gia đình để lựa chọn cho mình một môi trường học phù hợp”, bà An Long cho biết.

Trong đó, nếu lựa chọn vào trung tâm GDNN-GDTX, bà An Long cho hay hiện tại các trung tâm này đã có sự “chuyển mình” rất rõ rệt về cơ sở vật chất lẫn chất lượng giảng dạy, không thua kém gì các trường THPT. Học ở trung tâm GDNN-GDTX vẫn bám sát chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GD-ĐT, trong khi số môn học lại được giảm bớt, chỉ tập trung vào các môn học chính. Học viên học tốt vẫn vào ĐH bình thường.

Đối với hệ TCCN, khi tốt nghiệp người học vừa có bằng nghề, vừa có bằng văn hóa mà vẫn có thể liên thông lên ĐH, CĐ nếu có nhu cầu. “Đây được coi là lựa chọn đốt cháy giai đoạn, các em sẽ vẫn học tiếp lên bậc ĐH, CĐ nhưng thời gian lại rút ngắn hơn so với bạn bè theo học bậc THPT”, bà An Long nói. Ở lựa chọn này, bà An Long khuyên các em học sinh nên lựa chọn những trường thuận tiện trong việc di chuyển, với những nghề phù hợp với sở thích, đam mê của bản thân và hoàn cảnh gia đình.

“Đích đến cuối cùng vẫn là học để sau này ra ngoài đời có một nghề nghiệp ổn định. Dù đi theo con đường nào, nếu có sự quyết tâm, các em vẫn sẽ đến được đích. Điều quan trọng là các em lựa chọn được một bậc học phù hợp, THPT công lập không phải là con đường duy nhất”, bà An Long nhắn nhủ.

Trước việc TP.HCM rất quan tâm đến công tác phân luồng, hướng nghiệp học sinh sau THCS, ông Thái Xuân Vinh (chuyên viên hướng nghiệp, Sở GD-ĐT TP.HCM) cho biết nhiều đơn vị và trường THCS đã có nhiều cách làm mới, đặc biệt là hướng nghiệp cho đối tượng phụ huynh. Cụ thể, tại huyện Hóc Môn, ngành giáo dục mời riêng phụ huynh của học sinh có học lực yếu để tư vấn. Trong khi đó, Q.Phú Nhuận lại thực hiện theo mô hình cây hướng nghiệp, học sinh được làm các trắc nghiệm về sở thích, nguyện vọng để có sự tư vấn cho phù hợp. Còn huyện Bình Chánh thì mời các trường nghề về tư vấn cho học sinh theo từng đợt…

Về phía các trường học, ông Xuân Vinh cho hay các trường cần phát huy tối đa vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Bởi giáo viên chủ nhiệm nắm rõ nhất về tâm tư, hoàn cảnh của từng học sinh. “Mặc dù có lợi thế về việc hiểu học sinh nhưng giáo viên chủ nhiệm cũng chỉ có những hiểu biết về hướng nghiệp ở mức nhất định. Vì vậy, các trường nên tạo điều kiện để mời các chuyên gia hướng nghiệp về sinh hoạt cùng học sinh trong những buổi sinh hoạt chủ nhiệm để nâng cao hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh”, ông Xuân Vinh phân tích.

Tuy nhiên, theo ông Xuân Vinh, bên cạnh những cách làm sáng tạo, các đơn vị và trường học cần phải tổng kết, đánh giá hiệu quả đạt được của khâu tư vấn phân luồng, hướng nghiệp theo từng năm chứ không phải làm xong rồi thôi. “Kết quả đánh giá đó cũng là căn cứ để cho hoạt động phân luồng, hướng nghiệp sẽ có kết quả cao hơn theo từng năm”, ông Xuân Vinh khẳng định.

Đứng ở góc độ địa phương, ông Nguyễn Phúc Huy Tùng (Trưởng phòng GD-ĐT Q.2) nhận định, để khâu phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh tại các trường THCS đạt hiệu quả cao, các trường nghề cần phải chủ động xuống trường THCS ngay từ đầu năm học. Điều này không chỉ giúp nhà trường trong việc tư vấn cho học sinh, phụ huynh định hình rõ về hướng học nghề, giúp học sinh và phụ huynh hình dung rõ nét hơn về hoạt động hướng nghiệp, về các hướng đi sau THCS ngay từ ban đầu để đưa ra những lựa chọn đúng đắn mà còn giúp phía trường nghề “lựa chọn được đối tượng người học phù hợp.

Đ.Yến

 

Bình luận (0)