Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Ngắm lại dòng gốm Sài Gòn và vùng phụ cận

Tạp Chí Giáo Dục

Chuyên đ “Gm Sài Gòn và vùng ph cn – Nét đc trưng văn hóa Nam b” ca Bo tàng TP.HCM, khách tham quan mt ln na đưc ngm nhìn li b sưu tp gm phong phú, có giá tr lch s, văn hóa, m thut cao. Qua đó đã góp phn làm rõ thêm các giai đon hình thành và phát trin ca ngh làm gm nói riêng và ngh th công truyn thng nói chung ca vùng đt Nam b.


Khách tham quan “Gm Sài Gòn và vùng ph cn – Nét đc trưng văn hóa Nam b

Nhiu hin vt gm giá tr

Chuyên đề “Gốm Sài Gòn và vùng phụ cận – Nét đặc trưng văn hóa Nam bộ” gồm 200 hiện vật đang được trưng bày tại Bảo tàng TP.HCM nhằm giới thiệu với khách tham quan về nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa, giá trị di sản của bộ sưu tập. Ở đây, ngoài gốm Sài Gòn người xem còn được tìm hiểu về gốm Lái Thiêu (Bình Dương), gốm Biên Hòa (Đồng Nai), gốm Pháp… Đây là dòng gốm quý có từ lâu đời và ứng dụng nhiều trong đời sống của người dân ở những thế kỷ trước.

Các hiện vật trưng bày chia làm ba nhóm: Nhóm gốm Sài Gòn – Chợ Lớn gồm: chóe, đôn, chậu cây, tượng… có niên đại “lão”. Nhóm mang phong cách gốm Biên Hòa: ấm, chân đèn, liễn, tượng, lọ, bình và nhóm mang phong cách gốm Lái Thiêu với các loại sản phẩm nhỏ gia dụng như bát, đĩa, vịm, vẽ hoa lam, vẽ hoa văn các màu lam, mã não (đỏ tím), lục (xanh lá cây)…


Bình gm có hoa văn bt mt, niên đi thế k XX

Nhóm gốm Sài Gòn – Chợ Lớn mang đậm dấu ấn nghệ thuật của người Hoa cả về tạo dáng và nội dung hoa văn và thủ pháp trang trí. Một số gốm loại này ở miền Bắc dễ lẫn với đồ gốm Nam Trung Hoa mà đặc biệt là vùng Quảng Đông – Trung Quốc vì phương pháp thành hình (in khuôn, vuốt trên bàn xoay thấp), làm men, trang trí và lò nung cùng thợ, phần lớn là người Hoa di trú làm và đối tượng sử dụng cũng phần lớn là người Hoa và tầng lớp trên của xã hội.

Trong các hiện vật ấn tượng nhất là tượng gốm của các lò Sài Gòn – Chợ Lớn xưa là cả một kho tàng phong phú. Không chỉ có các tượng đơn, tượng đôi mà có cả những quần thể tiểu tượng, đặt trong các chùa người Hoa ở Sài Gòn và vùng phụ cận trưng ra những sự tích mà người ta dễ nhận biết. Đáng chú ý trong bộ sưu tập này là bộ tượng “ông Nhật”, “bà Nguyệt”, tượng cá hóa long, kỳ lân, chim phượng bên phù dung.


Đèn lng ph Hi làm t gm

Theo các nhà nghiên cứu, gốm Sài Gòn và vùng phụ cận thực chất là gốm Sài Gòn – Chợ Lớn (nay là TP.HCM) phổ biến ở cuối thế kỷ XIX. Còn gốm Biên Hòa (Đồng Nai), gốm Lái Thiêu (Bình Dương) chỉ xuất hiện ở nửa đầu thế kỷ XX khi gốm Sài Gòn – Chợ Lớn lụi tàn dần trong quá trình đô thị hóa.

TP.HCM (trước đây là Sài Gòn – Chợ Lớn) có nhiều địa danh một thời nói lên sự hưng thịnh, tấp nập của nghề gốm: “xóm lò gốm”, “rạch lò gốm”, “cầu lò chén”… Với nhiều lò gốm nổi tiếng như: lò Cây Mai, lò Cây Keo, lò Bửu Nguyên, lò Đồng Hoa, lò Hưng Lợi… mà nhiều di tích lò đến nay vẫn còn để chúng ta khai quật tìm kiếm về “sự sống” của nó trong quá khứ. Các sản phẩm gốm của các lò này rất đa dạng.

Đi mi hot đng trưng bày

Theo các nhà nghiên cu, gm Sài Gòn và vùng ph cn thc cht là gm Sài Gòn – Ch Ln (nay là TP.HCM) ph biế cui thế k XIX. Còn gm Biên Hòa (Đng Nai), gm Lái Thiêu (Bình Dương) ch xut hi na đu thế k XX khi gm Sài Gòn – Ch Ln li tàn dn trong quá trình đô th hóa.

Theo thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội gốm ít được sử dụng. Vì lẽ đó những địa danh từng hưng thịnh một thời đã đi vào dĩ vãng, thợ làm gốm một phần vì già yếu qua đời, một phần đã đổi nghề mưu sinh nên gốm cũng dần bị quên lãng. Những chuyên đề về gốm đã giúp công chúng, đặc biệt là giới trẻ có dịp nhìn lại dòng gốm từ đó hiểu hơn về nét đặc trưng văn hóa Nam bộ.

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM), chuyên đề “Gốm Sài Gòn và vùng phụ cận – Nét đặc trưng văn hóa Nam bộ” rất ý nghĩa vì đã giới thiệu nhiều hiện vật gốm xưa có giá trị. Đây không chỉ là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị mà đó còn là sự chỉ đạo xuyên suốt của các cấp lãnh đạo trong việc mở rộng mối quan hệ, gắn bó, sẻ chia, hỗ trợ nhau trong công tác chuyên môn nghiệp vụ giữa các tỉnh thành trên cả nước.

Bà Đoàn Thị Trang (Phó Giám đốc Bảo tàng TP.HCM) cho biết, trong thời gian tới, Bảo tàng TP.HCM tiếp tục đầu tư, đổi mới trong các mặt hoạt động, trưng bày những vấn đề lịch sử, văn hóa liên quan đến vùng đất Nam bộ, sự đổi mới và phát triển về kinh tế, xã hội gắn với đặc thù TP.HCM cũng như những vấn đề của cuộc sống đương đại. Ngoài ra, Bảo tàng TP.HCM sẽ đa dạng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ trong bảo tàng như: Tổ chức các chương trình giao lưu, sinh hoạt chuyên đề, biểu diễn nghệ thuật… Một vấn đề rất quan trọng là tiếp tục đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ viên chức về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc và phong cách phục vụ để đáp ứng nhu cầu của khách tham quan và sự phát triển của bảo tàng.

Hu Giang

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)