Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Ngắm vẻ đẹp trên đỉnh núi Pa Thiên

Tạp Chí Giáo Dục

Nm đ cao khong 1.600m so vi mc nưc bin, đnh núi Pa Thiên thuc huyn Hưng Hóa (tnh Qung Tr). Gia trùng trùng mây ph, tiết tri se lnh, thưng thc ly cà phê m nóng, ngm ánh bình minh ló dng phía Đông và lng nghe li tình t ca đt tri gia chn núi non. Mt cm giác tht tuyt cho mt chuyến du lch tri nghim.


Hành trình chinh phc Pa Thiên ca nhng ngưi thích khám phá, tri nghim

1.Chúng tôi đến Pa Thiên một ngày đầu tháng 3. Một quyết định có phần táo bạo của những người chung tình yêu dành cho vẻ đẹp cỏ hoa của thiên nhiên núi rừng hùng vỹ. Những khó khăn trên cung đường chinh phục độ cao Pa Thiên ngót 1.600m so với mực nước biển đã được lường trước với rất nhiều hình dung lẫn kinh nghiệm về những lần ngược núi, băng rừng. Bước chân trên hành trình chinh phục Pa Thiên thật sự là cả một hành trình đầy gian nan, thử thách. Đường núi hiểm trở, những lối đi chênh vênh phủ đầy rêu trơn trượt, đỉnh núi mờ sương. Những bậc cao niên sống dưới chân Pa Thiên “cảnh báo”, đỉnh núi ấy ngoài việc dành riêng cho những người làm công việc giữ rừng, các nhà khoa học gắn với rừng thì chỉ có những người có tình yêu thiên nhiên tha thiết mới dám “dấn thân”.

Tầm 9 giờ sáng, khi những màn mây tan dần, từ thôn Pin, xã Hướng Sơn – một xã miền núi nằm sâu dưới chân của dãy núi Trường Sơn điệp trùng, chúng tôi bắt đầu hành trình chinh phục đỉnh Pa Thiên. Hồ Văn Ma – một chàng trai Vân Kiều bản địa tình nguyện dẫn đoàn. Cùng đi, có sự hỗ trợ của cán bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa. Chúng tôi đi qua vùng đệm giữa bản làng và rừng già. Nắng đầu xuân ở miền sơn cước khá gắt. Hồ Văn Ma – người dẫn đường dặn dò chúng tôi đừng đi quá nhanh, giữ sức để thích nghi dần với độ cao. Đi qua vùng đệm đến cửa rừng, từ đó bắt đầu là đoạn đường với liên tục nhiều con dốc hiện ra. Chúng tôi nhẫn nại từng bước chân vì ước chừng nếu dừng lại thì đường sẽ dài và xa hơn gấp nhiều lần. Hồ Văn Ma giúp chúng tôi chống lại cơn khát bằng những trái cây rừng anh hái vội trên đường đi. “Dốc bốn chân kia rồi” – Hồ Văn Ma nói, tay vẫn đều đều gõ chiếc gậy xuống mặt đất, đặt những bước chân vững chãi vượt dốc. Thi thoảng anh ngoái lại, đưa gậy ra đằng sau hỗ trợ một thành viên nào đó bước qua khúc dốc cua chênh vênh. Đã từng nghe kể về những con đường khó đi nhưng khi tự mình trải nghiệm, mới thấm thía ý nghĩa tên gọi của nó.


Lá phong đ rc trên đnh Pa Thiên

2.Chân núi Pa Thiên cây cối bốn mùa xanh lá. Anh Trần Văn Hùng – cán bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa – Quảng Trị cho biết, rừng này nổi tiếng hơn cả là loài hoàng đàn giả, thông tre lá ngắn, thông tre lá dài, tùng la hán thuộc chi Podocarpus hạt trần. Loài cây lá kim này đã bám rễ sâu vào đá núi, qua ngàn năm đã thích nghi với giá rét để dệt nên đại ngàn xanh thẳm. Dù lớn hay bé, mỗi thân cây đều phủ đầy rêu, loài rêu thay đổi màu sắc theo thời tiết mưa nắng cũng là “màu thời gian”.

Trên dọc lối đi, chúng tôi còn bắt gặp rất nhiều loài hoa dại, những cây xanh vươn thẳng. Đâu đó một thân cây khô mục làm môi trường sống cho nhiều loài nấm. Một vài cây khô vẫn còn đứng sừng sững mang vẻ đẹp riêng biệt. Càng lên cao không khí càng loãng. Núi rừng hùng vĩ đẹp không cần tô điểm. Đang mùa xuân, Pa Thiên có muôn hoa khoe sắc. Bên dòng suối róc rách, vài chùm đỗ quyên đỏ, hồng lung linh bởi những tia nắng chiếu xiên qua kẽ lá.

Chúng tôi đặt chân lên đỉnh Pa Thiên lúc trời bình minh, sau hành trình dài và một đêm đóng lều, mắc võng trú lại lưng chừng đỉnh núi. Gió thổi mây mù bạt ngang lạnh buốt. Đổi lại, Pa Thiên đãi chúng tôi với bạt ngàn hoa đào chuông và nhiều loài phong lan đẹp tinh khiết đến ngỡ ngàng. Chị Mai Thị Ánh Linh – một du khách đến từ TP.Đông Hà chia sẻ: “Quả là một hành trình trải nghiệm đáng giá”.


Hoa đào chuông khoe s Pa Thiên

3.Có độ cao hơn 1.600m so với mực nước biển, đỉnh Pa Thiên có một quần thể đá lộ đầu nhìn từ xa giống như những lâu đài từ trong cổ tích giữa lưng trời. Đá trên đỉnh Pa Thiên có hình thù thật đa dạng mà có lẽ bậc thầy nghệ sĩ là thời gian đã dày công đẽo gọt. Từ bao giờ chúng vẫn im lìm nằm cạnh nhau như đang mơ màng giấc ngủ đã ngàn năm. Anh Trần Văn Hùng – Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa – Quảng Trị cho biết, những phiến đá bám đầy rêu nên màu sắc cũng thay đổi tùy vào thời tiết và các mùa trong năm.

Điều đặc biệt, ở Pa Thiên có những gốc chè cổ thụ nép mình bên những phiến đá như ghi dấu về sự có mặt của con người trên đỉnh núi này nhiều năm trước. Tương truyền đây là vườn chè được quân lính của vua Hàm Nghi trồng khi nhà vua xuất hành từ Cam Lộ ra vùng đất miền tây Quảng Bình. Pa Thiên còn là cánh đồng cỏ của quần thể bò tót khoảng 8 con, là địa hạt của một số loài chim ăn thịt vốn có khả năng thích nghi với mưa gió và giá rét.


Lan hài – mt loài hoa phong lan tuyt đp trên đnh Pa Thiên

Cũng như nhiều thành viên khác, vợ chồng chị Ánh Linh không quên ghi lại những bức ảnh kỷ niệm sau hành trình chinh phục Pa Thiên khá nhọc nhằn. Chúng tôi chuyền tay nhau tách cà phê ấm giữa mịt mùng sương gió, ngắm vẻ đẹp nao lòng của cỏ cây, hoa lá. Nơi đây mỗi gốc cây, tảng đá, mỗi giọt nước tí tách đã ngàn năm qua và có lẽ cả ngàn năm sau nữa vẫn sẽ kể mãi câu chuyện của riêng mình về thời gian, về những đổi thay bất tận của thế giới tự nhiên.

Chúng tôi hình dung về một loại hình du lịch khám phá, trải nghiệm dựa vào cộng đồng vừa kết hợp phát triển kinh tế bền vững, vừa góp phần nâng cao ý thức của con người về bảo vệ thiên nhiên. Như chị Ánh Linh gửi gắm: “Nếu có con đường từ bản Pin đến chân núi và một lối đi có bảng biển chỉ dẫn lên đỉnh Pa Thiên thì việc khai thác du lịch trải nghiệm nơi đây sẽ khả thi. Pa Thiên rất tuyệt vời. Những ai thích du lịch trải nghiệm chắc chắn sẽ không thấy tiếc khi một lần đặt chân đến đỉnh núi này”.

Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)