Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Ngăn chặn bạo lực học đường: Cần những cái nắm tay thật chặt!

Tạp Chí Giáo Dục

Trong 2 năm 2022 và 2023, qua nm bt thông tin và báo cáo ca các đơn v, trưng hc trên đa bàn tnh Qung Tr xy ra 14 v bo lc hc đưng (BLHĐ). Đc bit trong nhng tháng đu năm 2023, liên tiếp xy ra mt s v đáng lưu tâm. Đ góp phn ngăn chn BLHĐ trit đ, cn s vào cuc ca c h thng chính tr cũng như tăng cưng phi hp gia nhà trưng, gia đình và xã hi trong qun lý, giáo dc hc sinh…


Hc sinh Trưng THPT Hưng Hóa (Qung Tr) trong mt bui đưc tuyên truyn v giáo dc pháp lut

Nt trm bun t bo lc hc đưng

Cuối tháng 4-2023, trên mạng xã hội lan truyền clip về một nữ sinh bị đánh hội đồng. Sau khi cơ quan chức năng vào cuộc, xác minh nữ sinh trong clip đang học lớp 8 tại một trường học trên địa bàn huyện Gio Linh. Cụ thể, vào chiều thứ hai ngày 24-4-2023, giữa giờ nghỉ 2 môn, nữ sinh lớp 8 đã đến quán nước ở cổng sau của trường để uống nước, tại đó gặp một số học sinh lớp khác cùng khối với 2 học sinh lớp 10 Trung tâm GDNN-GDTX Gio Linh. Sau đó, 2 học sinh lớp 10 cùng các em học sinh lớp 8 vào nhà vệ sinh của nhà trường và xảy ra tình trạng đánh nhau, quay lại video rồi phát tán lên mạng xã hội. Nguyên nhân được xác định là có xích mích lẫn nhau trên mạng xã hội. Trước đó, vào đầu tháng 4-2023, một học sinh lớp 9 tại huyện Đakrông cũng bị một học sinh lớp 11 đâm tử vong do mâu thuẫn cá nhân. Sự việc ít nhiều gây hoang mang trong dư luận, nhất là với các phụ huynh có con em đang tuổi đến trường.

Ông Phan Hữu Huyện – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị nói: “Tôi thật sự rất buồn về những sự việc BLHĐ trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Điều đáng buồn hơn là đối tượng tham gia chủ yếu là các em học sinh đang học cấp THCS, hầu hết là các nữ sinh tham gia đánh nhau. Hiện tượng bạo lực học sinh không phải là một hiện tượng mới, song thời gian gần đây hiện tượng này xảy ra ở một số trường học đã bộc lộ tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Có thể thấy mật độ các vụ việc nhiều hơn, tính chất BLHĐ ngày càng nguy hiểm và phức tạp, không chỉ dừng lại ở những hành vi có tính đơn lẻ mà là hành động có tổ chức, ban đầu là hành động kỳ thị, tẩy chay, cô lập nạn nhân, rồi đến đánh đập, uy hiếp nạn nhân… một số vụ BLHĐ còn bị quay lại và phát tán lên mạng xã hội gây bức xúc trong dư luận, tác động tiêu cực đến môi trường giáo dục”.


Hc sinh Trưng TH-THCS A Xing (huyn Hưng Hóa, Qung Tr) chia s ti bui tư vn tâm lý ti trưng

Theo ông Huyện, nguyên nhân gia tăng của BLHĐ có nhiều. Nhìn từ góc độ quản lý Nhà nước và xét ở góc độ tâm lý học sinh có thể điểm ra một vài nguyên nhân sau: Hoàn cảnh gia đình, cái nôi giáo dục của các em. Cấu thành giáo dục gồm 4 yếu tố: Giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội và tự giáo dục. Trong các yếu tố đó, giáo dục gia đình đóng vai trò đặt nền móng cơ bản. Hầu hết các em học sinh tham gia vào các vụ BLHĐ trong thời gian qua có hoàn cảnh rất đặc biệt: Bố mẹ ly hôn, gia đình không hạnh phúc, kinh tế khó khăn bố mẹ phải làm ăn xa phải gửi con cái cho người thân chăm sóc… Đối tượng tham gia đánh nhau hầu hết là học sinh ở cuối cấp THCS và THPT (từ 12-17 tuổi), đây là lứa tuổi mà tâm, sinh lý các em có nhiều biến đổi, suy nghĩ bồng bột, thích tự chứng tỏ bản thân, dễ bị bạn bè rủ rê, lôi kéo, tâm lý có những bất ổn, đôi lúc bốc đồng, không kiểm soát được hành vi bản thân. Trong giai đoạn này, chỉ cần sự tác động, kích thích xấu từ bên ngoài cũng khiến các em học theo. Do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu khả năng ứng xử, sự non nớt trong kỹ năng sống, sự sai lệch trong quan điểm, chuẩn mực sống… dẫn đến nhận thức và hành động sai; Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, các tổ chức chính trị – xã hội, các đoàn thể chưa thực sự hiệu quả trong việc nhận diện BLHĐ. Bên cạnh đó là thiếu sự chia sẻ thông tin, thông tin không đầy đủ, chưa thống nhất cách thức xử lý một cách kịp thời các vụ việc bạo lực trong nhà trường. Một nguyên nhân khác là hoạt động tư vấn tâm lý học sinh trong các cơ sở giáo dục chưa thật sự được chú trọng, hoạt động của các đường dây nóng, hỗ trợ nạn nhân của BLHĐ chưa thật sự thuận tiện để đáp ứng được nhu cầu xử lý tình huống, tư vấn cho học sinh…

Cn nhng cái nm tay tht cht

Trước thực trạng BLHĐ thời gian qua, ngành GD-ĐT tỉnh Quảng Trị đã tiến hành nhiều biện pháp để chấn chỉnh và ngăn chặn. Cùng với các văn bản về công tác xây dựng văn hóa học đường, hướng dẫn về nhiệm vụ chính trị tư tưởng và công tác học sinh, chỉ đạo toàn ngành thực hiện đã được ban hành, sở đã phối hợp với Khoa Tâm lý ĐH Sư phạm (ĐH Huế); Ban An toàn giao thông tỉnh; các phòng nghiệp vụ của Công an tỉnh tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán các cấp học về tư vấn tâm lý học đường; Phòng, chống BLHĐ; Phòng, chống các loại tội phạm, tệ nạn trong trường học; truyền thông về an toàn giao thông trong các trường học. Chỉ đạo 100% các đơn vị trường học tổ chức tập huấn đại trà cho giáo viên và học sinh về công tác này.

Ông Phan Hu Huyn – Phó Giám đc S GD-ĐT tnh Qung Tr nêu quan đim: “Phòng, chng BLHĐ cn s chung tay vào cuc ca c h thng chính tr, các cp các ngành đ xây dng môi trưng giáo dc an toàn, lành mnh, thân thin. Nhà trưng cn tăng cưng công tác ph biến, giáo dc pháp lut v phòng, chng BLHĐ. Đng thi, tăng cưng phi hp gia nhà trưng và gia đình trong qun lý, giáo dc hc sinh; nhà trưng h tr, cung cp cho cha m hc sinh kiến thc, k năng trong vic đng hành, giáo dc con”.

Sở cũng đã chỉ đạo các trường học lồng ghép nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong học đường vào kế hoạch giáo dục năm học; lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống BLHĐ cho học sinh phổ thông qua một số môn học chính khóa như giáo dục công dân, giáo dục kinh tế và pháp luật, lịch sử, sinh học…

Hàn Giang – Bo Nguyên

Bình luận (0)