Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Ngăn chặn bệnh thủy đậu và đau mắt đỏ

Tạp Chí Giáo Dục

BS Đỗ Châu Việt – Trưởng khoa Nhiễm BV Nhi đồng 2 TP.HCM cho biết, hiện nay bệnh thủy đậu và đau mắt đỏ đang bùng phát ở một số tỉnh phía Bắc vì thế không ai được chủ quan, thiếu đề phòng.

Bệnh nhi đang điều trị bệnh thủy đậu tại BV Nhi đồng 2

Vào tận phòng 23 của Khoa Nhiễm BV Nhi đồng 2 TP.HCM – nơi dành riêng cho các bệnh nhi mắc thủy đậu đang điều trị dài ngày tại đây mới thấy căn bệnh lây nhiễm này tuy không nguy hiểm nhưng đem lại những phiền phức cho trẻ và các bậc phụ huynh.

Tuy ít nhưng dễ lây lan

Trước mặt chúng tôi là cháu bé Ngân B. tròn 6 tuổi rất dễ thương. Tuy nhiên, trên khuôn mặt xinh xắn đó có rất nhiều nốt phỏng do thủy đậu gây ra. Anh D. – quê ở tỉnh Gia Lai – cha của cháu bé kể lại: “Cách đây gần một tuần trong lúc thay đồ, vợ tôi phát hiện có những nốt lạ trên trong người cháu. Cứ tưởng là do dị ứng hoặc ruồi muỗi cắn nhưng ngày hôm sau các nốt đỏ to ra đậm hơn và cũng nhiều hơn”. Theo lời kể của người đàn ông 40 tuổi, vì thấy bệnh lạ lại không an tâm nên vợ chồng anh ẵm con khăn gói xuống TP.HCM vào BV Nhi đồng 2 để chữa trị dù biết mất công và tốn kém. Đó cũng là hình ảnh của đứa trẻ 13 tháng tuổi nằm bên cạnh vì bệnh thủy đậu hoành hành suốt 8 ngày nay. Mặc dù thời gian dài đã được các BS điều trị đúng phác đồ nhưng – theo lời người mẹ trẻ ngồi bên cạnh – cháu vẫn chưa thuyên giảm mấy. Đáng thương hơn là cháu bé mới 3 tháng tuổi con người phụ nữ quê gốc Can Lộc (Hà Tĩnh) đang nằm trên võng vì khuôn mặt đã thay đổi màu sắc hoàn toàn giống như người mặc áo hoa do được chấm thuốc metilen đầy người. BS Đỗ Châu Việt cho hay, các phòng điều trị nội trú nay đã vắng hơn vì bệnh nhi sau khi có triệu chứng giảm thì xin được điều trị ngoại trú để tránh lây lan và tái phát. Mặt khác, ngoại trừ các ca bệnh nặng còn lại là những ca bệnh nhẹ không cần phải điều trị nội trú dài ngày.

Hầu hết đều do suy giảm miễn dịch

BS Việt cảnh báo: “Thủy đậu là căn bệnh siêu vi gây nên chỉ sau thời gian ngắn trên dưới 1 tuần bệnh nhân sẽ khỏi dần. Trừ một vài trường hợp có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương như viêm não cấp, viêm não hậu nhiễm hoặc có thể viêm phổi, nhiễm trùng tại chỗ. Tốt nhất là xức thuốc sát khuẩn, chăm sóc vệ sinh ngoài da sạch sẽ. Nếu trường hợp nào bị loét miệng thì cũng phải điều trị tận gốc”.

Theo BS Việt, 4 ca nặng này đều liên quan đến các bệnh lý khác gây suy giảm miễn dịch nên rất nhạy cảm với các bệnh truyền nhiễm. Đó là các trẻ đang điều trị ung thư do bị ung bướu như trường hợp bé Ngân B. chứ không phải bất cứ trẻ nào cũng bị. Có phụ huynh cho rằng con mình đã được chích ngừa thủy đậu thì sẽ không còn mắc nữa. Đây là quan niệm chưa đúng vì theo BS Việt dù có chích ngừa vẫn có thể mắc phải mà nguyên nhân tần suất phát bệnh lên từ 80 đến 90%. Tuy nhiên, khi bị thủy đậu đối với những đứa trẻ đã được tiêm phòng sau 12 tháng thì mức độ bệnh sẽ nhẹ hơn trẻ không chích. Như vậy việc tiêm phòng vẫn thật sự có lợi cho mọi đứa trẻ để tránh bị thủy đậu. Hiện nay, tại các BV các loại thuốc điều trị thủy đậu không thiếu nhưng đòi hỏi phải điều trị dài ngày mới khỏi hẳn và đặc biệt phải cách ly bệnh nhân với người chưa bị bệnh để tránh thủy đậu bùng phát thành dịch. 

Ngoài việc cách ly để tránh lây nhiễm, cha mẹ vẫn cho trẻ ăn uống bình thường để đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên kiêng cữ không cần thiết. Nhiều người quá lo sợ đã tìm mọi cách nói không với tắm rửa và ra nắng gió đây là điều không nên mà phải vệ sinh thường xuyên để thân thể được sạch sẽ. Tuy nhiên khi cha mẹ tắm rửa cho bé cần nhẹ nhàng không kỳ cọ mạnh làm bể các bọng nước rất nguy hiểm. Các bọng nước thủy đậu khi đã bể sẽ làm cho các chất dịch lan ra gây thêm nhiễm trùng cho đứa trẻ. Trong trường hợp nếu bọng nước nào bị bể thì phải chăm sóc kỹ hơn. BS Việt cảnh báo: “Thủy đậu là căn bệnh siêu vi gây nên chỉ sau thời gian ngắn trên dưới 1 tuần bệnh nhân sẽ khỏi dần. Trừ một vài trường hợp có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương như viêm não cấp, viêm não hậu nhiễm hoặc có thể viêm phổi, nhiễm trùng tại chỗ. Tốt nhất là xức thuốc sát khuẩn, chăm sóc vệ sinh ngoài da sạch sẽ. Nếu trường hợp nào bị loét miệng thì cũng phải điều trị tận gốc”.

BS Châu Việt cho biết, hiện nay bệnh thủy đậu và đau mắt đỏ đã bùng phát ở một số tỉnh phía Bắc vì thế không ai được chủ quan, thiếu đề phòng. Đây cũng là dạng siêu vi có mức độ nhiễm bệnh nhanh hơn thủy đậu nên cần phải cách ly người bệnh như dùng khăn riêng trong gia đình, cách ly người bệnh tránh tiếp xúc nhiều. Có thể cho HS nghỉ học nếu em nào bị đau mắt đỏ vì có thể lây nhanh sang HS khác trong môi trường đông người. Dùng các loại thuốc nhỏ mắt, thuốc bôi để điều trị bệnh đau mắt đỏ chứ không được đắp bất kỳ một loại lá nào lên đôi mắt vì sẽ gây nhiễm trùng nặng – BS Việt khuyên.

Bài, ảnh: Nguyễn Hoàng Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)