Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Ngăn chặn các trường hợp lấn chiếm sông, kênh rạch

Tạp Chí Giáo Dục

UBND TP.Cn Thơ va t chc Hi ngh Tng kết công tác phòng, chng thiên tai – tìm kiếm cu nn năm 2022 và trin khai nhim v năm 2023.


Ch tch UBND TP.Cn Thơ Trn Vit Trưng phát biu ch đo ti hi ngh

Theo báo cáo, năm 2022, trên địa bàn Cần Thơ  xảy ra 4 loại hình thiên tai (sét, dông lốc, sạt lở, triều cường) làm chết 1 người, bị thương 1 người; xảy ra 13 điểm sạt lở bờ sông ở Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt, Thới Lai, Phong Điền (làm sạt hoàn toàn 5 căn nhà, 16 căn nhà bị sạt một phần và bị ảnh hưởng), tổng chiều dài ảnh hưởng do sạt lở là 364 mét. Tình trạng ngập lụt, triều cường ngày càng diễn biến phức tạp. Năm 2022, Cần Thơ chịu ảnh hưởng của 4 đợt triều cường. Các thời điểm triều cường đạt đỉnh gây ảnh hưởng, trở ngại lớn cho nhiều hoạt động kinh tế, xã hội của TP.

Trong năm 2022, Chi cục Thủy lợi phối hợp với các địa phương thực hiện gia cố 480 mét kè chống sạt lở; 2 dự án kè chống sạt lở khẩn cấp dài 145 mét.

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Việt Trường – Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ – yêu cầu các sở, ngành, quận huyện xây dựng phương án, nhiệm vụ phòng, chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn năm 2023 sát với tình hình thực tế địa phương, đơn vị. Kiện toàn và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình phòng, chống thiên tai. Tuyên truyền, hướng dẫn người dân biện pháp ứng phó khi xảy ra thiên tai. Về biện pháp lâu dài, làm việc với các chuyên gia, nhà khoa học nghiên cứu, tìm giải pháp để Cần Thơ khắc phục tình trạng ngập lụt, triều cường khu vực đô thị theo mô hình của Hà Lan.

“Chủ tịch UBND các quận, huyện chủ động tổ chức các đoàn kiểm tra thực tế để tiến hành rà soát, cập nhật, xác định những khu vực nguy hiểm khi xảy ra mưa, lũ, bão (chú ý các công trình giáo dục, y tế); các nơi có nguy cơ sạt lở cao có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của nhân dân trên các tuyến sông, kênh rạch; kiên quyết di dời dân ở những khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn với mục tiêu lâu dài là giảm tải, giải phóng, trả lại sự thông thoáng của bờ sông, kênh rạch. Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm và ngăn chặn các trường hợp lấn chiếm sông, kênh rạch gây tắc nghẽn dòng chảy, hướng thoát nước tự nhiên”, ông Trường nhấn mạnh.

Đan Phưng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)