Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Ngăn chặn lỗ hổng về phòng chống cháy nổ

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Chuông báo cháy không hot đng, nưc d tr trong hng cha cháy không có, h thng ca ngăn khói, la b m… là nhng nguyên nhân đu tiên gây ra v ha hon làm 13 ngưi chết, gn 100 ngưi b thương và thit hi ln v tài sn ti chung cư cao cp Carina Plaza (Võ Văn Kit, Q.8, TP.HCM) va qua.

Tp hun PCCC ti chung cư cao tng  Q.12

Đây cũng chính là lỗ hổng dễ thấy hiện nay tại các chung cư và nhà cao tầng tại TP.HCM để manh nha tiềm ẩn gây ra những vụ cháy có thể được báo trước do khâu quản lý và ý thức con người chưa được nâng cao.

Trang b cho có các dng c cha cháy

Suốt một tuần qua, dư luận thật sự bàng hoàng và luôn quan tâm đến vụ cháy chung cư cao cấp Carina Plaza (Q.8, TP.HCM) vì hậu quả để lại rất lớn và vô cùng thương tâm. Điều đáng nói là hậu quả này có thể ngăn chặn được nếu Ban quản lý chung cư và cư dân có trách nhiệm cao trong công tác phòng cháy chữa cháy. Có thể thấy, so với nhà mặt đất thì các chung cư cao tầng luôn có quy định nghiêm ngặt về công tác PCCC vì hiểm họa từ ngọn lửa luôn rình rập. Với thiết kế của một ngôi nhà “có nhiều cửa sổ”, chung cư là nơi có số lượng cư dân sinh sống lên đến hàng trăm hàng ngàn người trong các căn hộ. Nếu lơ là trong công tác PCCC thì chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng có thể gây ra một đại họa mà vụ cháy các chung cư, nhà cao tầng gần đây là một minh chứng rõ nhất. Không chỉ quy định cụ thể về thiết kế đường giao thông phục vụ công tác chữa cháy xung quanh chung cư mà các cấu trúc xây dựng của mỗi chung cư đều theo một chuẩn khắt khe trong việc ngăn chặn lửa và khói khi có hỏa hoạn xảy ra. Vì thế hiện nay đến bất cứ một tòa nhà cao tầng nào chúng ta cũng đều thấy được trang bị các loại bình chữa cháy và hệ thống đường ống dẫn nước tại các tầng lầu. Ngoài thang máy, các cầu thang bộ không chỉ phục vụ vận chuyển đi lại hàng ngày mà còn là nơi thoát thân, thoát hiểm khi có cháy nổ. Hiện nay, hệ thống cửa tại các chung cư cũng đã được cải tiến với chất liệu đặc biệt chống cháy, mỗi tầng đều có 2 cửa để có không gian trống ngăn chặn lửa và khói để bảo vệ mạng sống cho con người. Ngoài hệ thống chuông báo cháy gắn đến tận từng căn hộ, các lối đi đều có hệ thống đèn báo sáng và hướng dẫn lối thoát hiểm (Exit) dù bị cúp điện.

Không coi nh ý thc con ngưi

Rõ ràng ngoài cơ sở vật chất yếu kém chưa đảm bảo đúng quy trình về PCCC, ý thức và sự hiểu biết của người dân còn hạn chế về công tác chữa cháy cũng là nguyên nhân để “tiếp tay” cho lửa và khói nhanh chóng đến từng gia đình để hủy diệt sự sống con người. Đây không chỉ là thực trạng dễ nhận biết tại chung cư Carina mà còn là thực tế rất phổ biến ở nhiều chung cư khác. Bà Th. – một cư dân sống ở chung cư An Lộc, Q.Gò Vấp kể lại: “Căn hộ tôi sát cầu thang bộ nên tôi hay đem một số đồ đạc ra đó cất. Mỗi lần ra vô tôi thường lấy gạch chèn cửa để đi lại cho tiện, cũng có lúc thấy ai đó đóng lại tôi lại mở ra. Thế nhưng bây giờ tôi mới biết mở ra là rất nguy hiểm khi có cháy ở các tầng lầu dưới”. Cửa thang bộ không chỉ bị chèn mà các thang bộ của một số chung cư cũng hẹp hơn so với thiết kế như quy định của bản vẽ. Đây là cách “ăn gian” của chủ đầu tư chung cư nhằm tăng thêm diện tích căn hộ trong điều kiện không cho phép. Nhiều chung cư đã mất an toàn về cháy nổ từ kiến trúc và khâu thiết kế.

Một số chung cư như Splenddor (Gò Vấp), Phú Mỹ (Q.7), 4S (Thủ Đức) các cánh cửa làm bằng vật liệu chống cháy, sử dụng sơn chống cháy bao phủ toàn nhà thì vẫn còn một số chung cư thay bằng các vật liệu rẻ tiền hơn để giảm giá thành. Đây chính là mồi lửa ngon lành để “bà hỏa” thâm nhập dễ dàng vào các tầng lầu vì không có hàng rào kiên cố nào bảo vệ cả. Các thang thoát hiểm không đạt tiêu chuẩn chịu lửa và thông gió, khoảng cách an toàn tới vị trí thoát hiểm không thuận tiện cũng là rào cản khi cứu người trong cơn hoạn nạn. Gần đây nhiều nhà cao tầng đã xây bít hệ thống giếng trời để hạn chế lửa khói lan nhanh lên cao thì một số chung cư đã xây trước đây trong đó chung cư Carina lại được thiết kế “giếng trời” để lấy không gian và ánh sáng cho các tầng phía trong tòa nhà. Đây chính là đường đi nhanh nhất của khói và lửa vào các căn hộ trên cao rất khó khăn trong việc chặn đứng lửa khói khi các chiến sĩ cảnh sát làm công tác chữa cháy. Để phòng tránh kẻ gian và ngăn ngừa tai nạn từ trẻ em, nhiều gia đình đã xây bít các ban công giống như các chuồng cọp. Đây cũng là “đoạn cuối của đường hầm” mà nhiều cư dân không còn lối thoát đành chịu chết cháy vì không còn cửa ra.

Đại tá Huỳnh Văn Quyến – Trưởng phòng Cảnh sát PCCC Q.Bình Tân trao đổi, để đảm bảo công tác PCCC hiệu quả, thường xuyên kiểm tra trách nhiệm của từng chủ hộ gia đình và nhắc nhở từng thành viên tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực PCCC. Bên cạnh đó, kiểm tra các phương tiện PCCC tại chỗ, kiểm tra các điều kiện về lối thoát nạn, khoảng cách an toàn PCCC, điều kiện an toàn PCCC trong việc quản lý, điều kiện đảm bảo an toàn trong việc lắp đặt sử dụng điện, điều kiện giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy. Đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm đối với các cơ sở có vi phạm nghiêm trọng về an toàn PCCC có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ. Có như vậy mới hạn chế đến mức thấp nhất các vụ hỏa hoạn xảy ra để mang lại cuộc sống an toàn cho người dân”.

Bài, nh: Hoàng Anh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)