Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Ngăn chặn xuất huyết do giảm tiểu cầu

Tạp Chí Giáo Dục

Tiu cu là yếu t quan trng trong quá trình cm máu. Nếu như sng tiu cu gim s xut hin tình trng chy máu (xut huyết) thưng gp rt nguy him đến tính mng. Tuy nhiên, nếu biết đ phòng và có chế đ dinh dưng hp lý thì s ngăn chn đưc xut huyết gim tiu cu.

BS đang thăm khám cho mt bnh nhân b xut huyết do gim tiu cu ti BV Gò Vp, TP.HCM 

BSCK2. Phù Chí Dũng – Giám đốc BV Truyền máu Huyết học TP.HCM cho biết, tác hại của xuất huyết do giảm tiểu cầu là gây ra tình trạng xuất huyết nặng, đặc biệt là xuất huyết nội sọ có thể dẫn đến tử vong.

Hn chế tiu cu gim

Nguyên nhân của tình trạng xuất huyết khi bệnh nhân bị sốt xuất huyết cũng do tiểu cầu giảm. Ngoài xuất huyết dưới da, người bệnh còn bị xuất huyết niêm mạc và nội tạng. Biểu hiện là những nốt chấm đỏ mặt trước 2 cẳng chân và mặt trong cánh tay, đùi, mạng sườn, bụng. Nếu xuất huyết niêm mạc thì sẽ có hiện tượng chảy máu mũi, chảy máu chân răng, đi tiểu ra máu. Dấu hiệu xuất huyết nội tạng là mức độ nặng có thể thấy ở phổi, não, hệ tiêu hóa. Ngoài ra bệnh nhân có thể suy phù tạng như viêm não, viêm gan, viêm cơ tim… Theo BS. Dũng, xuất huyết giảm tiểu cầu là một hội chứng gây ra bởi hai nguyên nhân chính gồm tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi và giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương.  Cách điều trị là truyền tiểu cầu, tuy nhiên đây chỉ là phương thức điều trị tạm thời để cầm máu hoặc đề phòng biến chứng xuất huyết nặng. Nếu bệnh nhân bị giảm tiểu cầu do hai nhóm nguyên nhân chính thì sẽ được điều trị dựa trên nguyên nhân cụ thể. Hiện nay, một loại thuốc mới đã được biết đến, đó là thuốc sinh tiểu cầu (thrombopoietic agents). Các thuốc này giúp tăng trưởng và trưởng thành mẫu tiểu cầu, và dẫn đến tăng số lượng tiểu cầu của bệnh nhân. Thuốc sinh tiểu cầu mang lại chiến lược điều trị mới có nhiều hứa hẹn đối với bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch. Thuốc này cũng có thể dùng thay thế đối với những bệnh nhân không thể dung nạp được với điều trị ức chế miễn dịch.

Kết quả điều tra cho thấy, phụ nữ thường có tỷ lệ mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu cao hơn nam giới.Trẻ em bị bệnh nhiễm vi rút như sởi, quai bị, vi rút viêm đường hô hấp bị xuất huyết giảm tiểu cầu. Điều đáng lưu ý là giảm tiểu cầu là căn bệnh khá nguy hiểm nhưng không phải bệnh nan y. Đây chỉ là chứng bệnh hay tái phát chứ không phải bệnh di truyền vì thế bệnh nhân phải khám định kỳ hàng tháng để kiểm tra.

Theo BS Dũng, để phòng tránh bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, cần thực hiện một số biện pháp như: thực hiện vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm; sử dụng nguồn nước sạch;tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin; quan hệ tình dục an toàn.  Không sử dụng thuốc gây nghiện hay tiêm chích ma túy; Tránh các loại thuốc làm giảm chức năng tiểu cầu như aspirin và ibuprofen. Hạn chế thức uống có cồn. Tập luyện thể dục nhẹ nhàng ít nhất 30 phút mỗi ngày. Khám sức khỏe định kỳ hàng năm. tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng. Nếu bệnh nhân bị bệnh giảm tiểu cầu, nên tránh các hoạt động có thể gây ra thương tích như các môn thể thao dùng sức mạnh như bóng đá, võ thuật.

Dinh dưng tránh gim tiu cu

BS CK2. Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM khuyên nên ăn các thức ăn tươi vì giá trị dinh dưỡng cao và hạn chế ăn các đồ ăn đông lạnh để lâu ngày giúp lượng tiểu cầu tăng. Nên ăn các đồ ăn chưa qua chế biến kỹ (như ngũ cốc nguyên hạt, gạo lức và lúa mì). Giảm ăn các loại sản phẩm thực phẩm đã qua tinh chế vì các thực phẩm qua tinh chế sẽ bị mất đi chất dinh dưỡng tự nhiên ở vỏ ngoài của nó. Ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau, các sản phẩm sữa ít béo, đậu, thịt nạc và cá. Như vậy mới có thể giúp có nhiều năng lượng khiến chữa trị lành bệnh nhanh hơn. Đối với hầu hết mọi người, thức uống tốt là nước, nước trái cây và sữa. Hãy cố gắng uống đủ nước mỗi ngày và không chỉ uống khi cảm thấy khát nước. Hạn chế ăn thịt, các loại đồ uống có cồn vì có thể gây hại cho tủy xương. Cần tránh tất cả thực phẩm chế biến tinh – đường, chất béo bão hòa và đồ uống có gaz nhằm tránh làm giảm số lượng tiểu cầu, kể cả các thực phẩm gây dị ứng. Cần ăn các loại thực phẩm tươi và hữu cơ giúp kích thích cơ chế nội mô và làm lượng tiểu cầu được tăng lên. Chọn lựa các loại thực phẩm có màu đỏ, hồng như cà chua, cà rốt, gấc, mận, dưa hấu để có nhiều vitamin và khoáng chất có tính chất chống ôxy hóa mạnh, giúp nâng cao số lượng tiểu cầu.

Bài nh: Nguyn Hoàng Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)