Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Ngân hàng “mở két” cứu doanh nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

Đng bng sông Cu Long (ĐBSCL) đưc đánh giá là vùng có nhiu tim năng, li thế đ phát trin ngành nông nghip; là vùng sn xut và xut khu thy sn, lúa go, rau qu ln nht ca cc. Tuy nhiên, nhng tháng gn đây do lãi sut cao, ngun vn vay hn chế đã gây không ít khó khăn cho doanh nghip (DN) t đó nh hưng đến hot đng kinh doanh, xut khu ca DN cũng như tiêu th nông sn ca nông dân…


Nhiu ngân hàng cam kết cung ng đ vn nhm đáp ng nhu cu vay ca doanh nghip, cá nhân. Ảnh: T.B

Doanh nghip cn kit ngun lc

Trung bình mỗi năm Công ty CP Hoàng Minh Nhựt (TP.Cần Thơ) thu mua khoảng 200.000 tấn lúa của nông dân các tỉnh ĐBSCL. Sau chế biến còn hơn 100.000 tấn gạo, số gạo này chủ yếu xuất khẩu. Theo đó, doanh số của công ty đạt khoảng 1.000 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, với tình hình vốn tín dụng hiện nay, công ty đang gặp không ít khó khăn…

Ông Nguyễn Văn Nhựt – Giám đốc công ty – cho biết: “Không chỉ DN mà cả người nông dân cũng cần được tiếp cận nguồn tài chính dồi dào, hợp lý nhằm hạ giá thành sản phẩm để có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế… Tuy nhiên, hiện nay theo Nghị định 31/2002/NĐ-CP ngày 20-5-2022 và hướng dẫn tại Thông tư 03/2022/TT-NHNN ngày 20-5-2022, chính sách hỗ trợ lãi suất chỉ áp dụng đối với ngành nông – lâm – thủy sản; chưa hỗ trợ lĩnh vực thương mại gạo. Trong khi lãi suất vay thương mại đang trên đà tăng cao nên DN thuộc lĩnh vực này rất khó khăn. Nếu có chính sách tín dụng phù hợp, nguồn tài chính kịp thời cho thu mua khi vào vụ thu hoạch lúa sẽ tránh được tình trạng bán đổ bán tháo lúa do thu hoạch rộ cũng như áp lực tài chính đáo hạn khi tới hạn thanh toán khoản vay buộc nông dân phải bán rẻ; qua đó góp phần giải được bài toán “mất mùa được giá – được mùa mất giá” cho người nông dân”.

Nhiều DN cũng cho rằng, lãi suất cao, nguồn vốn vay hạn chế; trong khi đó mặt hàng nông sản có tính mùa vụ – khi vào vụ thu hoạch, lực thu mua rất lớn – do đó tín dụng cho sản xuất nông sản phải linh hoạt, ổn định trong thời gian dài chứ không phải đến khi xảy ra áp lực, ngân hàng mới “tung” gói tín dụng để thu mua tạm trữ sản phẩm. Cách làm này chỉ là giải pháp giải quyết được phần ngọn mà không mang tính chất bền vững.

Ông Lê Thanh Thuấn – Tổng Giám đốc Tập đoàn Sao Mai – tâm tư: “Vấn đề giảm lãi suất nếu có sẽ rất tốt nhưng phải có cách khơi thông nguồn vốn. Người nông dân trông chờ DN nhưng DN thì cạn kiệt nguồn lực, không thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Bởi vậy cho dù DN có lòng muốn giúp người nông dân nhưng làm không được”.

Một số DN cũng nêu lên những khó khăn đang phải đối mặt, những vướng mắc trong quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng (TCTD). Theo đó các DN kiến nghị ngành ngân hàng có giải pháp mở rộng gói tín dụng; giảm lãi suất; thủ tục cho vay đơn giản, rõ ràng, công khai minh bạch; cơ cấu lại thời hạn trả nợ vay…

Ngân hàng tiếp sc doanh nghip

Ghi nhận ý kiến của các DN, nhiều ngân hàng quyết định “mở két sắt”. Theo đó các TCTD cam kết cung ứng đủ vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vay của DN.

Cụ thể, VietinBank cam kết dành hạn mức giải ngân thêm 5.000 tỷ đồng và giảm lãi suất 20% so với lãi suất cho vay đang áp dụng với dư nợ bằng đồng Việt Nam đối với nhu cầu thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực ĐBSCL; Agribank cam kết tiết giảm khoảng 2.000 tỷ đồng để hỗ trợ lãi suất cho khách hàng, trong đó dự kiến vùng ĐBSCL được giảm khoảng 300 tỷ đồng; LienVietPostBank (chi nhánh Hậu Giang) cũng có các chính sách hỗ trợ lãi suất đối với lĩnh vực nông nghiệp thấp hơn từ 0,5-1% so với các lĩnh vực khác…

Riêng Vietcombank, tính đến 30-11-2022 đã hỗ trợ lãi suất cho các khách hàng tại khu vực ĐBSCL với doanh số cho vay gần 300 tỷ đồng. Ông Nguyễn Việt Cường – Phó Tổng Giám đốc Vietcombank – cho biết: “Năm 2022, thực hiện định hướng của Chính phủ và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NNHN), nhằm hỗ trợ khách hàng nhanh chóng phục hồi sản xuất kinh doanh, Vietcombank đã và đang triển khai chính sách giảm lãi suất cho vay với mức giảm lên tới 1%/năm đối với khoản vay VND của khách hàng cá nhân, DN trong 2 tháng cuối năm 2022. Tại khu vực ĐBSCL, tổng số khách hàng được giảm lãi suất hơn 26.000 tỷ đồng với quy mô tín dụng hơn 40.000 tỷ đồng, chiếm hơn 40% dư nợ hiện hữu tại địa bàn. Song song với các đợt giảm lãi suất, Vietcombank luôn áp dụng chính sách phí, tỷ giá ưu đãi đối với khách hàng trong các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, đặc biệt là khách hàng xuất khẩu nông – thủy sản”.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng yêu cầu các đơn vị trong ngành ngân hàng đẩy mạnh việc tập trung nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân, DN sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực với thời hạn và lãi suất hợp lý. Tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục và rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay, đa dạng hóa các loại sản phẩm tín dụng để tạo thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận vốn tín dụng. Đồng thời theo dõi sát tình hình thu mua, xuất khẩu các mặt hàng nông sản, đảm bảo hoạt động ngân hàng đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn tín dụng tại địa phương, không để xảy ra tình trạng ùn ứ nông sản do thiếu vốn ngân hàng. Thường xuyên làm việc với các hiệp hội ngành hàng, DN, cá nhân trên địa bàn để nắm bắt, chủ động xử lý các kiến nghị đối với hoạt động ngân hàng; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo NHNN, UBND tỉnh, thành phố để được xem xét xử lý…

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, mới đây, ngày 5-12-2022, NHNN đã điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng thêm khoảng 1,5-2% cho toàn hệ thống các TCTD, trong đó Thống đốc NHNN yêu cầu các TCTD cân đối vốn phù hợp để cấp tín dụng, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp nông thôn.

Cũng theo ông Tú, đến cuối tháng 11-2022, kết quả hoạt động ngân hàng tại ĐBSCL cho thấy, huy động vốn đạt 718.905 tỷ đồng, tăng 8,68% so với cuối năm 2021; dư nợ đạt 955.451 tỷ đồng, tăng 13,53% so với cuối 2021. Tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn được các TCTD quan tâm đầu tư, với dư nợ đạt gần 540.000 tỷ đồng, tăng gần 15% so với cuối năm 2021. Một số mặt hàng nông sản chủ lực của vùng ĐBSCL có mức tăng trưởng tín dụng ấn tượng. Cụ thể, dư nợ ngành thủy sản đạt 112.455 tỷ đồng, tăng 16% và chiếm gần 54% dư nợ thủy sản toàn quốc (trong đó dư nợ cho vay cá tra và tôm đạt 62.953 tỷ đồng, chiếm 56% dư nợ cho thủy sản của vùng); dư nợ ngành lúa gạo đạt 89.388 tỷ đồng, tăng gần 13% so với cuối năm 2021, chiếm gần 55% dư nợ lúa gạo toàn quốc; dư nợ ngành rau quả đạt 19.441 tỷ đồng và chiếm khoảng 21% dư nợ rau quả toàn quốc.

“Kết quả trên cho thấy dòng vốn tín dụng của ngành ngân hàng đã tập trung vào các ngành hàng là thế mạnh của ĐBSCL theo định hướng chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và NHNN”, ông Tú nhấn mạnh.

Đan Phưng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)