Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Ngân hàng tăng lãi suất: Người dân… ngó lơ

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

T tháng 12 đến nay, lãi sut huy đng VND ca nhiu ngân hàng tăng t 0,1-0,5%/năm tùy ngân hàng ln, nh. Tuy nhiên, lưng khách hàng đến gi tin khá ít…


Ngân hàng Thương mi C phn Xăng du Petrolimex (PGBank) có mc lãi sut huy đng VND lên ti 7%/năm

Các tháng cao điểm cuối năm, đặc biệt là giai đoạn gần Tết Nguyên đán thường là thời điểm bùng nổ nhu cầu vay vốn tiêu dùng, phục vụ sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp. Theo đó, mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng thường có xu hướng được điều chỉnh tăng nhằm kích thích nhu cầu gửi tiền của người dân, đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho vay…

Lãi sut huy đng lên ti trên 7%

Theo ghi nhận của chúng tôi tại một số chi nhánh của ngân hàng trên đường Nguyễn Thái Học (Q.1), Cách Mạng Tháng 8 (Q.3), Hoàng Diệu, Khánh Hội (Q.4), Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thị Thập, Nguyễn Lương Bằng (Q.7), Huỳnh Tấn Phát (Nhà Bè)… cho thấy, mặt bằng lãi suất huy động bằng tiền đồng (VND) đồng loạt tăng. Có nhiều ngân hàng lãi suất huy động lên tới trên 7%/năm. Đơn cử như Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á (Nam A Bank) có mức lãi suất lên tới 7,4% cho kỳ hạn 16 tháng, 24 tháng và 36 tháng đối với tiền gửi tiết kiệm trực tuyến, 7,2% cho kỳ hạn 12 tháng; Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga (VRB) có mức lãi suất huy động cho kỳ hạn 24 tháng lên tới 7%/năm; Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) tăng từ 0,1-0,3%/năm và mức lãi suất huy động cao nhất là 6%/năm cho kỳ hạn 15 tháng; Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (OCB) tăng 0,2%/năm, mức lãi suất cao nhất là 6,15%/năm ở kỳ hạn 36 tháng; lãi suất tiết kiệm của Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GBBank) tăng thêm 0,5%/năm ở nhiều kỳ hạn, mức cao nhất 6,5%/năm ở kỳ hạn 13 tháng; Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) cũng đang áp dụng mức lãi suất mới cho các kỳ hạn gửi với mức xấp xỉ và trên 7%/năm, trong đó kỳ hạn 18 tháng là 7,15%/năm; Ngân hàng Quốc Dân (NCB) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương tín (VietBank) có mức lãi suất huy động từ 6,7-7%/năm; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PGBank) có mức lãi suất lên tới 7%/năm. Cá biệt có một phòng giao dịch của Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (MSB) trên đường Cách Mạng Tháng 8 (Q.3) để lãi suất huy động lên tới 8,2%/năm…

Đó là mức lãi suất gửi trực tiếp tại quầy giao dịch; còn gửi online, lãi suất tăng thêm 0,1-0,2%. Theo đó, lãi suất huy động tiết kiệm trung bình của các ngân hàng ở kỳ hạn 1 tháng từ 2,5-3%/năm, dưới 6 tháng từ 3,5-6%/năm, 12 tháng từ 5,5-6,5%/năm… Cụ thể như SCB tăng lãi suất huy động online 0,2% ở kỳ hạn từ 13 tháng trở lên, dao động từ 7,05-7,15%/năm; Ngân hàng Việt Á (VietABank) cũng đang áp dụng lãi suất huy động từ 7-7,1%/năm cho hàng loạt kỳ hạn huy động tiết kiệm online từ 15 tháng đến 36 tháng, cao hơn 0,1-0,2%/năm so với sản phẩm tiết kiệm thông thường; Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBank), người gửi tiền được cộng thêm lãi suất 0,4% khi gửi tiết kiệm online; lãi suất huy động tiết kiệm online của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) ở các kỳ hạn đều cao hơn từ 0,9-1,05% so với gửi tiết kiệm thông thường…

Trước đó, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất tiền gửi VND bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước dao động trong khoảng 3,3-3,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,2-5,7%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng; trên 12 tháng đến 24 tháng, lãi suất đạt khoảng 5,5-6,6%/năm; 6,1-6,8% đối với kỳ hạn trên 24 tháng… Mức lãi suất này khá thấp so với thời kỳ trước khi dịch xảy ra. Theo đó các ngân hàng cũng khó huy động được tiền nhàn rỗi trong dân nên việc tăng lãi suất vào thời điểm này là điều tất yếu…

Ông Đào Minh Tú – Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước – thừa nhận, lãi suất tiết kiệm vừa qua giảm mạnh khiến tốc độ tăng trưởng huy động thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng cho vay…

Tăng nhưng vn ế khách

Mặc dù các ngân hàng ít hay nhiều đều tăng lãi suất huy động bằng VND nhưng số khách hàng đến các ngân hàng gửi tiền vẫn rất khiêm tốn…

Theo nhiều chuyên gia tài chính ngân hàng thì, sở dĩ người dân không mặn mà với gửi tiết kiệm dù lãi suất huy động đã tăng là do trước đó mặt bằng lãi suất huy động thấp nên những người có nhiều tiền nhàn rỗi đã đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, vàng, ngoại tệ…; còn đối với những người lao động có thu nhập trung bình, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thời gian giãn cách kéo dài nên thu nhập sụt giảm, kéo theo phần tiết kiệm cũng giảm đi, vì thế không có tiền dư để gửi ngân hàng.

Chị Trần Kiều Thanh (Q.Tân Bình) cho biết, hai vợ chồng chị đều là công chức và cũng có làm thêm này nọ nên trung bình mỗi năm sau khi đã trừ các chi phí sinh hoạt, đóng tiền học cho 2 đứa con cũng dư được khoảng 200 triệu đồng. Số tiền này anh chị gửi ngân hàng phòng những lúc cần thì rút ra dùng. Tuy nhiên, năm 2020, dịch bệnh xuất hiện, thu nhập của 2 vợ chồng đều bị ảnh hưởng. Theo đó số tiền tiết kiệm bị giảm một nữa, chỉ còn khoảng 100 triệu đồng. Còn năm nay, dịch bệnh bùng phát mạnh, thời gian giãn cách kéo dài nên công việc làm thêm của vợ chồng anh chị bị đứt gãy. Nguồn thu ngoài lương giảm tới 90%…

“Mặc dù chi phí sinh hoạt giảm do giãn cách 4 tháng không ra ngoài ăn uống, đi chơi, mua sắm… Không những vậy, tiền học phí của các con cũng được miễn; không phải đóng tiền buổi 2, tiền học thêm ở trung tâm tiếng Anh. Tuy nhiên thu nhập của hai vợ chồng cũng chỉ đủ dùng. Thấy lãi suất tăng cũng ham nhưng có dư được khoản nào đâu mà gửi ngân hàng…”, chị Thanh nói.

Chị Lê Thị Hiên (Q.12) là cấp dưỡng của một trường THPT tư thực, còn chồng là công nhân Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp. Gia đình chị có 7 phòng trọ để cho thuê, giá 1,5 triệu đồng/phòng/tháng. Do chị làm cấp dưỡng nên ngày nào cũng có đồ ăn đem về. Theo đó, gia đình chị hầu như không phải mua thức ăn. Nhờ vậy cũng tiết kiệm được một khoản không nhỏ. Hai vợ chồng chị chỉ có một đứa con và học ở trường công lập nên các khoản đóng góp không nhiều. Từ tiền lương của hai vợ chồng, tiền cho thuê phòng trọ sau khi trừ đi các chi phí, mỗi tháng vợ chồng chị cũng dư được 12-13 triệu đồng. Cứ 6 tháng, chị lại đi gửi tiết kiệm một lần. Còn năm nay… “Không phải rút tiền ngân hàng ra ăn là mừng lắm rồi. Tôi làm ở trường tư nên học sinh không tới trường coi như tôi không có thu nhập. Hơn nữa năm nay, mọi chi phí sinh hoạt trong nhà đều là tiền lương của chồng”, chị Huệ tâm tư.

Còn như anh Bùi Văn Vĩnh (Q.Phú Nhuận) có tiền từ người nhà ở nước ngoài gửi về nhưng thay vì đổi qua VND để gửi ngân hàng như mọi năm thì năm nay anh giữ lại ngoại tệ. Anh Vĩnh nói: “Tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến rất phức tạp nên tôi giữ ngoại tệ cho chắc ăn”…

Anh Kim

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)