Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Ngân hàng thừa tiền, doanh nghiệp khát vốn

Tạp Chí Giáo Dục

Hin nay có mt nghch lý là trong khi các ngân hàng (NH) đang trong tình trng tha tin thì nhiu doanh nghip (DN) đng bng sông Cu Long (ĐBSCL) li gp khó khăn khi tiếp cn ngun vn tín dng. Vì đâu nên ni?


Dây chuyn sn xut ti Công ty CP Hoàng Minh Nht

“Sng” nh ngun vn vay ngân hàng

Là một trong những đơn vị xuất khẩu lúa gạo lớn của ĐBSCL, Công ty CP Hoàng Minh Nhật (huyện Thới Lai, Cần Thơ) đã xây dựng vùng nguyên liệu và đầu tư dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh tại Cần Thơ (2 nhà máy gạo và kho) và tỉnh Đồng Tháp (2 nhà máy gạo và kho). Tổng sản lượng cung cấp ra thị trường của công ty đạt khoảng 100.000 tấn gạo/năm, phục vụ thị trường cao cấp trong và ngoài nước. Hiện công ty xuất khẩu gạo sang các thị trường châu Phi, châu Âu, Trung Đông, châu Mỹ…

Ông Nguyễn Văn Nhựt – Giám đốc công ty – chia sẻ: “Qua 17 năm hoạt động, thành công của công ty có vai trò quan trọng của tín dụng NH. Không riêng Công ty CP Hoàng Minh Nhật mà các DN ngành lúa gạo đều rất cần vốn tín dụng. Vì để hoạt động tốt, các DN lúa gạo đã phải đầu tư vốn rất lớn trang bị nhà máy, xây dựng vùng nguyên  liệu. Vốn vay NH có thể xem là nguồn vốn chính để đáp ứng vòng quay kinh doanh lúa gạo, giúp DN thu mua sản phẩm kịp thời cho bà con nông dân khi vào vụ thu hoạch; đồng thời chi cho logistics, vận tải lên TP.HCM để xuất khẩu. Thời gian qua, Công ty CP Hoàng Minh Nhật hoạt động hiệu quả phần lớn là nhờ sự “tiếp sức” vốn vay của các NH đóng trên địa bàn Cần Thơ, đặc biệt là Vietcombank Cần Thơ”.

Ông Lý Hiệp (ấp 8, xã Hoài An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) cũng cho biết, gia đình ông nuôi cá thác lác, cá tra phục vụ thị trường nội địa, doanh thu 30 tỷ đồng/năm. Nguồn vốn tín dụng đã giúp ông rất nhiều trong sản xuất, kinh doanh. Dư nợ hiện tại ở VietinBank là 9 tỷ đồng trong hạn mức được cấp 12 tỷ đồng, lãi suất 5,5%/năm, kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống.

Bà Hà Thu Giang – Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) – thông tin, ngành lúa gạo, thủy sản thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là một trong những lĩnh vực luôn được ngành NH ưu tiên đầu tư vốn tín dụng. Tính đến cuối tháng 8-2023, dư nợ toàn vùng ĐBSCL đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 5,35% so với cuối 2022. Trong đó, tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được các tổ chức tín dụng quan tâm đầu tư, với dư nợ đạt gần 535 nghìn tỷ đồng, tăng 6,04%; chiếm 51,76% tổng dư nợ của khu vực và 17,44% dư nợ nông nghiệp nông thôn toàn quốc. Tăng trưởng tín dụng đối với các ngành lúa gạo, thủy sản là thế mạnh của vùng. Cụ thể, dư nợ ngành thủy sản đạt gần 129 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% và chiếm gần 59% dư nợ thủy sản toàn quốc; dư nợ ngành lúa gạo đạt gần 103 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với cuối năm 2022 và chiếm khoảng 53% dư nợ lúa gạo toàn quốc. Dự kiến từ nay đến cuối năm tăng trưởng tín dụng đối với 2 ngành này sẽ tiếp tục tăng do yếu tố mùa vụ và nhu cầu xuất khẩu được cải thiện.

Ông Đào Minh Tú – Phó Thống đốc NHNN – nhận định: “Kết quả trên cho thấy dòng vốn tín dụng ngành NH đã tập trung vào các lĩnh vực, ngành hàng là thế mạnh, chủ lực của khu vực ĐBSCL theo đúng định hướng chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và NHNN…”.

Doanh nghip khó tiếp cn ngun vn

Tuy nhiên, theo ông Tú, với kết quả thực tế năm nay, tăng trưởng tín dụng của khu vực ĐBSCL đến nay mới đạt 5,35%, thấp hơn mức chung của cả nước (5,56%) trong khi mọi năm tín dụng của vùng luôn cao hơn mức tăng chung của cả nước. Điều này cho thấy có nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ…

Ông Tú cho rằng, khó khăn lớn nhất của các DN nói chung là vấn đề tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước và xuất khẩu vì nhu cầu tiêu dùng đều giảm. DN khó khăn đã tác động trực tiếp tới các NH. Ngoài ra, việc đầu tư tín dụng phục vụ phát triển các mặt hàng nông sản chủ lực vùng ĐBSCL đang phải đối mặt với tình trạng hiệu quả kinh doanh trong nông nghiệp còn thấp, các sản phẩm nông nghiệp phải cạnh tranh gay gắt trong khu vực và trên thế giới, sự liên kết hợp tác, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp hạn chế; nguy cơ đứt gãy chuỗi giá trị sản xuất – thu mua – chế biến – xuất khẩu nông sản luôn tiềm ẩn. Đặc biệt, có nhiều DN quy mô sản xuất nhỏ, năng lực tài chính, quản trị hạn chế, không đáp ứng đủ những điều kiện vay vốn tín dụng NH…

Về phía DN, nhiều đơn vị thừa nhận đang gặp phải không ít vướng mắc trong quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng.

Ông Dư Văn Lộc – Phó Giám đốc Công ty TNHH Lộc Vân (huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) – cho biết: “Là DN hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực lúa gạo, công ty đang vay vốn NH với lãi suất từ 7,3-9%/năm – kỳ hạn 6 tháng. Dù mức lãi suất này đã giảm so với đầu năm 2023 nhưng so với năm 2021 thì vẫn cao (từ 5,5-6%). Trong tình hình khó khăn hiện tại việc tiết giảm chi phí vay sẽ góp phần hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh trên thị trường cho DN”.

Để hỗ trợ các DN tiếp cận nguồn vốn dễ dàng cũng như được vay vốn với lãi suất phù hợp, ông Đào Minh Tú – Phó Thống đốc NHNN – cho biết, ngành NH ĐBSCL sẽ nắm sát hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó có ngành thủy sản, lúa gạo; theo dõi sát tình hình thu mua, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực, đảm bảo hoạt động NH đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn tín dụng phục vụ thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản tại địa phương, không để xảy ra tình trạng ùn ứ nông sản do thiếu vốn. Các tổ chức tín dụng thường xuyên làm việc với các hiệp hội ngành hàng, DN, tổ chức, cá nhân trên địa bàn để nắm bắt, chủ động xử lý các kiến nghị đối với hoạt động NH…

Về phía các DN cũng cần cơ cấu lại sản xuất, kinh doanh, phát triển thị trường mới; nỗ lực tăng cường nguồn lực, minh bạch tài chính, chủ động trao đổi với NH những khó khăn và đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc…

Theo đó, ông Lộc đề nghị NHNN chỉ đạo các NH thương mại tiếp tục hạ lãi suất cho vay để các DN mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, linh hoạt cơ chế cho vay theo thời vụ phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh lúa gạo. Chẳng hạn bổ sung thêm vốn để tăng thu mua lúa gạo, đặc biệt là vụ đông – xuân sắp tới…

“Trên thực tế khi DN đề xuất NH tăng thêm vốn vay thì chưa được đáp ứng kịp thời. Các khó khăn chủ yếu liên quan đến tài sản thế chấp ngoài bất động sản như hợp đồng kinh tế…”, ông Lộc nói.

Đại diện Tập đoàn Lộc Trời cũng cho biết, dù là DN nông nghiệp hàng đầu, hoạt động trên toàn chuỗi sản xuất lúa gạo Việt Nam, được ưu tiên vay vốn nhưng Lộc Trời cũng gặp khó khăn khi tiếp cận tín dụng.

Đại diện DN thủy sản Năm Căn (Cà Mau) cũng tâm tư, do tín dụng phân bổ kiểu cào bằng cho cả năm nên lúc cao điểm DN không được vay thêm vốn NH. Do đó DN không có tiền để thu mua nguyên liệu. DN rất mong NH thương mại mạnh dạn cho hạn mức linh hoạt trong từng thời điểm, không cứng nhắc, đồng thời theo sát tình hình kinh doanh của DN để cho vay hợp lý. Bên cạnh đó các NH cần giảm lãi suất cho vay để giúp DN hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

Đan Phưng

Bình luận (0)