Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Ngân hàng thừa tiền, thiếu người vay

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Ti Hi ngh trc tuyến toàn ngành v đy mnh tín dng ngân hàng năm 2024 do Ngân hàng Nhà nưc (NHNN) t chc, đi din các t chc tín dng (TCTD) đu tha nhn, trong khi ngân hàng đang dư gi tin thì sng khách hàng vay cũng như s tin vay rt khiêm tn. Đ khc phc tình trng này, lãnh đo NHNN cho rng, các TCTD cn tiếp tc gim lãi sut cho vay…


Năm 2024, các t chc tín dng tp trung thúc đy cho vay nhưng có chn lc đ tránh n xu

Dư n cho vay gim mnh

Bà Hà Thu Giang – Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NHNN – cho biết, đến cuối năm 2023, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 13,71% so với cuối năm 2022. Tuy nhiên, bước sang tháng 1-2024, tín dụng toàn hệ thống giảm 0,6% so với cuối năm 2023.

Đơn cử như BIDV, mặc dù là một trong 4 “big bank” nhưng cũng không thoát khỏi cảnh “ế” người vay. Theo ông Trần Long – Phó Tổng Giám đốc BIDV – thì, dư nợ tín dụng của BIDV giảm 1,25% so với cuối năm trước, tương đương giảm 25.000 tỷ đồng.

Một “ông lớn” khác của ngành ngân hàng là Vietcombank cũng có mức tín dụng giảm mạnh. Ông Nguyễn Thanh Tùng – Tổng Giám đốc Vietcombank – cho biết, đến hết tháng 1-2024, dư nợ cho vay của ngân hàng giảm 2,3%, tương ứng khoảng 30.000 tỷ đồng so với cuối năm 2023. Trong đó, tín dụng bán buôn giảm 19.000 tỷ đồng, tín dụng bán lẻ giảm 11.000 tỷ đồng.

Lý giải về tình trạng này, ông Tùng chia sẻ, với mảng tín dụng bán lẻ, nguyên nhân cho vay giảm trong tháng 1 là do xu hướng vay bất động sản tiêu dùng suy giảm. Tình hình kinh tế khó khăn, thu nhập người dân giảm, thị trường bất động sản trầm lắng khiến nhu cầu vay mua nhà giảm. Số dự án mới được cấp phép cũng ít hơn, khiến nguồn cung hạn chế.

Ở khía cạnh bán buôn, vướng mắc pháp lý là vấn đề lớn với nhu cầu đầu tư, mở rộng của nhiều doanh nghiệp. Vietcombank đã phối hợp với khách hàng để tháo gỡ khó khăn nhưng xử lý vướng mắc pháp lý cần nhiều thời gian. Ngoài ra, trong bối cảnh này, doanh nghiệp cũng ngần ngại đầu tư mới, mở rộng kinh doanh, dẫn tới giảm vay vốn. Một yếu tố đặc thù của Vietcombank là tỷ trọng dư nợ ngắn hạn bán buôn thường chiếm tỷ trọng lớn. Dư nợ cho vay thanh toán quốc tế có yếu tố thời vụ. Tâm lý chung của khách hàng là ngại vay nợ trong tháng đầu tiên của năm.

Theo ông Phạm Toàn Vượng – Tổng Giám đốc Agribank, năm 2024 nhìn chung cơ chế dành cho tăng trưởng tín dụng của NHNN là rất thoáng, không có vướng mắc. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng trong tháng đầu năm giảm do khả năng phục hồi của nền kinh tế vẫn chậm. Thêm vào đó, nhiều dự án đầu tư cũ đang còn những vướng mắc, chưa được các địa phương giải quyết triệt để, tồn đọng nhiều năm nên không thể giải ngân vốn.

Ông Đào Minh Tú – Phó Thống đốc NHNN – cho rằng, việc tín dụng toàn hệ thống suy giảm trong tháng đầu năm một mặt cho thấy có tính chất quy luật (dịp trước và trong Tết Nguyên đán tăng trưởng tín dụng có xu hướng chững lại), mặt khác cũng cho thấy khả năng phục hồi của nền kinh tế còn chậm, khiến khả năng hấp thụ vốn tín dụng yếu. Do đó, để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, các TCTD cần tập trung vào các giải pháp cụ thể, đơn cử như có thể định hướng dòng vốn tín dụng vào những lĩnh vực ưu tiên và có khả năng phục hồi tốt theo như chỉ đạo của Chính phủ. Đơn cử, gói 15.000 tỷ đồng cho vay hỗ trợ đối với ngành lâm sản, thủy sản thời gian qua đã phát huy hiệu quả, vì vậy thời gian tới các ngân hàng nên nâng quy mô gói này lên gấp đôi – ở mức 30.000 tỷ đồng…

Không đy mnh cho vay bng mi giá

Mặc dù tín dụng cho vay giảm nhưng đại diện nhiều ngân hàng khẳng định sẽ không đẩy mạnh cho vay bằng mọi giá. Bởi thà cho vay ít mà thu được nợ còn hơn cho vay nhiều nhưng thành nợ xấu, khó đòi…

Ông Nguyễn Đức Vinh – Tổng Giám đốc VPBank – cho rằng, hiện lãi suất cho vay đã giảm, song nhu cầu vốn của thị trường chưa cao. Do đó, lãi suất không còn là vấn đề đối với người đi vay trong bối cảnh hiện nay mà chủ yếu là làm thế nào để kích cầu được sức mua. Bên cạnh đó, cho vay tiêu dùng sụt giảm mạnh, với 16 công ty tài chính tiêu dùng nhưng trong năm 2023 dư nợ cho vay giảm hơn 20%. Mặc dù cần đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, song các ngân hàng cũng thận trọng cho vay để kiểm soát rủi ro nợ xấu, do đó không thể đẩy mạnh cho vay bằng mọi giá.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng – Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), hiện room tín dụng không còn là vấn đề, dư địa cho vay nhiều nhưng quan trọng là ngân hàng phải kiếm được khách hàng tốt để cho vay, kể cả cho vay cá nhân. Ngân hàng tăng cường kiểm soát rủi ro, nhất là đối với tín dụng tiêu dùng. Hiện đối với tín dụng tiêu dùng xuất hiện các hội nhóm bùng nợ trên mạng xã hội nhưng không có cơ quan quản lý nào xử lý, người vay chây ì trả nợ… Do đó, các công ty tài chính không dám mạnh tay cho vay. Đây cũng là cơ hội để tín dụng “đen” len lỏi vào đời sống người dân và nguy cơ gia tăng.

Từ thực tế này, bà Giang cho biết, trong năm 2024, NHNN chỉ đạo các TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; rà soát, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ vay vốn, tài sản bảo đảm, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống, tiêu dùng, góp phần hạn chế “tín dụng đen”.

Về phía các ngân hàng, ông Long cho biết, trong những tháng đầu năm 2024, vốn tín dụng của BIDV tập trung vào 5 lĩnh vực ưu tiên theo đề án của Chính phủ và của NHNN. Dư nợ cho vay các lĩnh vực ưu tiên mặc dù có giảm nhẹ so với cuối năm 2023 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ.

Tại VietinBank, đại diện ngân hàng này cho rằng, sự ổn định và phát triển trong hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, đồng thời đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống TCTD cũng như toàn nền kinh tế. Trên cơ sở hạn mức tăng trưởng tín dụng được NHNN giao, VietinBank cam kết sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm giảm mặt bằng lãi suất, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng…

Thùy Linh

 

Bà Nguyn Th Hng – Thng đc NHNN – cho biết, trong năm 2024, tình hình kinh tế toàn cu tiếp tc d báo mc tăng trưng thp hơn 2023, bi cnh th trưng tài chính tin t thế gii s tiếp tc có nhng khó khăn, phc tp. Là mt nn kinh tế có đ m ln, Vit Nam s không tránh khi nhng nh hưng. Chính vì vy, ngay t đu năm 2024, NHNN đã quyết lit thc hin ch đo ca Chính ph, Thng Chính ph v ưu tiên h tr tăng trưng gn vi n đnh kinh tế vĩ mô, kim soát lm phát ti Ngh quyết 01/NQ-CP và các văn bn ch đo, thc hin các gii pháp điu hành hot đng tín dng, tháo g khó khăn, tăng kh năng tiếp cn tín dng…

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)