Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Ngán ngẩm với danh xưng tùy tiện!

Tạp Chí Giáo Dục

Sau khi B GD-ĐT công b kết qu k thi THPT quc gia 2019, trên các phương tin truyn thông đi chúng xut hin dày đc các tin, bài vinh danh đ kiu th khoa ca k thi.

T danh hiu “th khoa”

Khi gõ trên công cụ tìm kiếm Google cụm từ “thủ khoa thi tốt nghiệp THPT”, chúng tôi thu được ngay con số khoảng 46 triệu kết quả chỉ trong vòng 0,29 giây. “Thủ khoa” là danh hiệu đặc biệt ưu ái dành cho những người được vinh danh trong thi cử, “người đỗ đầu khoa thi Hương” dưới chế độ khoa cử thời phong kiến, ví dụ: Người đương thời gọi ông là thủ khoa Huân; còn hiện nay từ này chỉ “người đỗ đầu một kỳ thi (tốt nghiệp, vào ĐH)”. Từ điển Hán Việt cũng giảng nghĩa thủ khoa là “người đậu đầu trong kỳ thi”. Ngoài ra còn nhiều danh hiệu khác liên quan đến “top 3” thời khoa cử như: Tam khôi chỉ chung ba thứ hạng cao nhất của khoa thi Đình thời phong kiến gồm “trạng nguyên”, “bảng nhãn”, “thám hoa”. Tam nguyên chỉ người đỗ đầu cả ba kỳ thi: thi Hương, thi Hội và thi Đình thời phong kiến; đỗ đầu khoa thi Hương gọi là “giải nguyên”, đỗ đầu khoa thi Hội gọi là “hội nguyên”, đỗ đầu khoa thi Đình gọi là “trạng nguyên” hoặc đình nguyên. Nhà thơ Nguyễn Khuyến – người làng Yên Đổ – từng đỗ đầu cả ba kỳ thi này nên có biệt danh Tam nguyên Yên Đổ.

Trở lại vấn đề đang bàn, như vậy trong kỳ thi THPT quốc gia hằng năm, danh hiệu vinh dự thủ khoa chính danh phải và chỉ nên dành cho thí sinh nào đỗ đầu kỳ thi này trên toàn quốc – đạt điểm số tổng cộng tất cả các bài thi cao nhất nước. Vậy mà, nhiều bài báo gần đây dùng từ thủ khoa nhằm chỉ những danh xưng tự phong với những tiêu chuẩn thiếu nhất quán, do tác giả tự đặt ra một cách tùy tiện. Nhiều bài báo rút tít “giật gân” nhằm gây chú ý, thu hút người đọc: “Lộ diện thí sinh đạt 29,8 điểm, thủ khoa THPT quốc gia 2019 cả nước” (thí sinh Ngô Thu Hà – Phú Thọ: Toán 9,8 + hóa 10 + sinh 10 = 29,8 điểm) (1). “Một lớp có hai thủ khoa toàn quốc” (Trường THPT chuyên Hà Tĩnh có hai thủ khoa toàn quốc là Trần Quỳnh Trang – khối A1 với 28,9 điểm; Nguyễn Thị Hà Phương – khối D7 với 29,35 điểm) (2)… Cách gọi thủ khoa như trên là chưa phù hợp vì kỳ thi  THPT quốc gia mấy năm gần đây theo quy chế gồm 5 bài thi, trong đó 3 bài thi bắt buộc là văn, toán, ngoại ngữ, ngoài ra còn 2 tổ hợp bài thi tự chọn là KHTN và KHXH; học sinh có thể: hoặc chọn 1 trong 2 bài thi tổ hợp, hoặc chọn cả 2 bài thi tổ hợp. Như vậy số bài thi mà thí sinh phải làm trong kỳ thi là 4 hoặc tối đa là 5 bài. Tuy nhiên, khi tính tổng điểm kết quả thi thì máy tính tự động chọn lấy bài nào điểm cao hơn trong 2 bài thi tổ hợp ấy. Như vậy tiêu chuẩn để xét danh hiệu “thủ khoa” là phải là điểm tổng 4 bài thi và tối đa học sinh sẽ đạt 40 điểm.

Cho nên danh xưng thủ khoa từng khối thi A, B, C của kỳ thi THPT quốc gia là chưa phù hợp, mà chỉ nên gọi là “đạt điểm cao nhất khối thi”; còn việc suy tôn, vinh danh, khen thưởng thủ khoa các khối thi ấy là của các trường ĐH trong kỳ xét tuyển diễn ra tiếp sau đây. Cạnh đó, chúng tôi cũng ghi nhận nhiều bài báo đã sử dụng danh hiệu thủ khoa rất chuẩn xác, ví dụ như: “Thủ khoa kỳ thi quốc gia của tỉnh Bình Phước đạt 33,95 điểm”: Là học sinh Trần Ngọc Anh đạt tổng 33,95 điểm, các môn: Toán 8,4; văn 7; tiếng Anh 9,8; tổ hợp KHXH 8,75.

Đến danh xưng “á khoa, tam khoa”

Càng bất ngờ hơn khi mới đây, ngoài danh vị thủ khoa, người đọc bất chợt biết thêm những danh xưng liên quan đến các thứ hạng mà thí sinh đạt được trong kỳ thi THPT quốc gia là “á khoa” (có lẽ nhằm chỉ người đỗ thứ nhì) và “tam khoa” (chắc để nói về người đỗ thứ ba). Cảm thấy quá lạ lẫm, chúng tôi bèn thử tìm hiểu và hết sức ngạc nhiên trước những thông tin bất ngờ về những danh xưng ấy mà mình đã thu thập được.

Theo nhiều từ điển hiện hành, trong vốn từ ghép Hán Việt hiện nay có nhiều yếu tố Hán Việt cùng phát âm là “á”, trong đó có “á” nghĩa là câm (kết hợp trong từ á khẩu, đồng âm khác nghĩa với “á” chỉ “thứ hai/bậc nhì, bậc thứ hai, dưới một bậc” trong từ á hậu. Nói về đỗ hạng thứ nhì trong thi cử, hiện chỉ thấy có từ á hậu danh từ chỉ người phụ nữ chiếm giải nhì trong một cuộc thi sắc đẹp, sau hoa hậu; còn á khôi là danh từ đồng nghĩa với á nguyên chỉ người đỗ bậc thứ hai (hạng nhì) trong khoa thi Hương thời phong kiến, chứ không thấy có từ á khoa chỉ người thi đỗ thứ hai, sau thủ khoa.

Chúng tôi cũng tìm thấy một từ ghép Hán Việt “á khoa” duy nhất với các ý nghĩa: “Khoa chữa bệnh câm/ Môn thuốc chữa bệnh câm hoặc chỉ khoa nhi trong bệnh viện (với ý là khoa chữa bệnh cho trẻ con chưa biết nói, không tự kể bệnh được); chứ không thấy có từ á khoa nào liên quan đến thứ hạng thi cử cả. Vậy, có lẽ từ “á khoa” chỉ “người thi đỗ hạng thứ hai” phổ dụng trên báo chí hiện nay là từ mới được sáng tạo, được xã hội mặc nhiên chấp nhận và sử dụng ngày càng phổ biến nên đã dần trở thành quen thuộc. Nhưng đến từ “tam khoa” mới xuất hiện trong một bài báo gần đây thì quả là một sự “tối tạo” võ đoán, tùy tiện đến mức ngớ ngẩn, không thể chấp nhận được (xem ảnh). Có lẽ cấu trúc “X + khoa” của từ thủ khoa là cơ sở ngộ nhận để xuất hiện thêm các từ  – tưởng chừng cùng hệ thống – là á khoa, tam khoa…; như kiểu cấu trúc “X + tặc” trong các từ hải tặc, không tặc, lâm tặc từng bị cho làm căn cứ để tạo nên những tổ hợp “cọc cạch” hết sức ngô nghê như: đinh tặc, mông tặc, cao su tặc… hiện vẫn đang được sử dụng tự nhiên, thoải mái như “chuẩn không cần chỉnh” trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Nghĩ t nhng danh hiu, danh xưng

Việc vinh danh, khen ngợi những thí sinh đạt kết quả cao trong các kỳ thi nói chung và kỳ thi THPT quốc gia nói riêng là rất cần thiết. Ngoài mục đích động viên, khích lệ, khen thưởng các em học sinh xứng đáng được hưởng, nó còn có tác dụng giáo dục, khuyến khích, nêu gương rộng rãi trong các thế hệ học sinh, rất đáng nên làm. Tuy nhiên, tự đặt và lạm dụng danh xưng tùy tiện sẽ tạo ra tình trạng phô trương quá mức, làm ảnh hưởng đến giá trị thực vốn có của đời sống văn hóa dân tộc. Nguy hại hơn, nó dễ tạo nên tâm lý ảo tưởng trong một bộ phận học sinh, mà như phát biểu gần đây của một học sinh rất đáng cho chúng ta suy nghĩ: “Thủ khoa đầu vào được người ta nhắc đến nhiều nhất một tháng là cùng. Danh xưng ấy hoàn toàn không quyết định tương lai của ai đó. Quan trọng là bạn có nắm bắt thời cơ và tìm kiếm cơ hội thành công hay không”.

Cuối cùng, thiết nghĩ, hãy để “thủ khoa” luôn là một danh hiệu cao quý của xã hội dành để tôn vinh những thí sinh xuất sắc, chứ đừng để nó dần mai một thành một danh xưng tùy hứng. Cộng đồng lại càng không nên ca tụng quá mức, vô tình thổi phồng, tiếp tay, tạo điều kiện cho các danh xưng tự đặt tùy tiện kiểu “tam khoa”, vì nó không những làm vẩn đục sự trong sáng của tiếng Việt mà còn giảm thiểu ý nghĩa tích cực và giá trị văn hóa của danh hiệu “thủ khoa” đầy vinh dự.

Đ Thành Dương

(1)[https://tintuconline.com.vn/giao-duc/lo-dien-thi-sinh-dat-298-diem-thu-khoa-thpt-quoc-gia-2019-ca-nuoc-n-400845.html]

(2)[https://vnexpress.net/giao-duc/mot-lop-co-hai-thu-khoa-toan-quoc-3953052.html]

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)