Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Ngăn ngừa bệnh phụ khoa

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Nếu như trước đây, đối tượng mắc bệnh phụ khoa chủ yếu là các phụ nữ đã có gia đình, thì nay tỷ lệ này đang gia tăng ở các thiếu nữ chưa từng quan hệ tình dục

Theo điều tra sơ bộ, tỷ lệ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở lứa tuổi này lên tới 20-30%.

Khi được hỏi về bệnh viêm nhiễm phụ khoa, nhiều bạn gái dường như chưa thực sự quan tâm. Ngay cả khi có những biểu hiện như: ra nhiều khí hư bất thường, ngứa, rát âm hộ; khí hư có mùi hôi, màu sắc khác thường thì chỉ có một số bạn gái đi khám hoặc hỏi ý kiến mẹ hoặc chị gái, còn đa phần các em chỉ rửa bằng nước sạch, một số còn dùng xà bông để rửa vùng kín.

Một số lại tự thụt rửa sâu âm đạo khi không có chỉ định của thày thuốc. Phải chăng, do các bạn gái mới bước vào độ tuổi dậy thì nên chưa ý thức hết được tầm quan trọng của việc vệ sinh vùng kín đối với sức khỏe sinh sản, với thiên chức làm mẹ, làm vợ sau này, hoặc các em còn thiếu các thông tin cần thiết về chăm sóc sức khỏe sinh sản. Đó chính là nguyên nhân gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở các em gái chưa quan hệ tình dục.

Hậu quả của bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Chứng viêm nhiễm đường sinh dục có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, tuy không gây hại trực tiếp đến tính mạng nhưng gây xáo trộn trong sinh hoạt cá nhân, với cảm giác nóng rát, khó chịu. Một số trường hợp do điều trị muộn hoặc không đúng cách sẽ khiến bệnh diễn biến kinh niên, để lại di chứng như: teo hẹp vòi trứng, gây vô sinh hoặc thai ngoài tử cung. Với người đang mang thai có thể dẫn đến sẩy thai hoặc đẻ non.

Phòng và điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Khác với các phụ nữ, việc điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở những bạn gái chưa từng quan hệ thường gặp khó khăn trong việc đặt thuốc âm đạo, cũng như các thủ thuật khác. Bên cạnh đó, do tâm lý e ngại nên nhiều bạn gái không đi khám mà thường tự điều trị do vậy tình trạng viêm nhiễm càng nặng và dễ chuyển sang mãn tính.

Do vậy khi gặp các dấu hiệu như: Ra nhiều khí hư bất thường; Ngứa, đau rát, có mụn lở loét ở vùng âm hộ – âm đạo; đau buốt và nóng rát khi đi tiểu các bạn gái nên đến đi khám tại các phòng khám phụ sản.

Sản phẩm rửa phụ khoa thích hợp dùng hàng ngày phải đảm bảo các yêu cầu sau

Làm sạch nhẹ nhàng, ngăn ngừa vi trùng gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa; khử mùi hôi vùng kín; an toàn khi dùng thường xuyên hàng ngày, giữ độ ẩm sinh lý vùng kín; dưỡng da, tái tạo da, giúp da và niêm mạc vùng kín luôn tươi nhuận, tạo cảm giác thoải mái, tự tin cho bạn gái).

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm rửa phụ khoa, tuy nhiên các bạn gái nên đọc kỹ thành phần, tác dụng để lựa chọn cho mình một sản phẩm có thành phần tự nhiên an toàn, phù hợp cho việc chăm sóc vùng kín hàng ngày. Một trong số các sản phẩm được phụ nữ thường xuyên sử dụng để vệ sinh vùng kín hàng ngày cũng như được các bác sĩ sản phụ khoa khuyên dùng là dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương (Muối-Thảo dược-acid Lactic).

Với thành phần muối, tinh chất các thảo dược (lô hội, bạc hà, bách lý hương) và vitamin E, Dạ Hương có các đặc điểm phù hợp với một sản phẩm vệ sinh vùng kín hàng ngày.

Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Vy, Chủ tịch hội Sản phụ khoa & SĐCKH Việt Nam: “Thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh vùng kín là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh viêm nhiễm phụ khoa”

– Tắm rửa thường xuyên (nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt), vệ sinh âm hộ hàng ngày, sau mỗi lần đi đại tiện bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng hàng ngày, lau khô bằng khăn sạch.

– Luôn luôn giữ cho bộ phận sinh dục ngoài khô, sạch, không sử dụng những dụng cụ, khăn, vật lạ đưa vào trong âm đạo để lau âm đạo, âm hộ vì bất cứ lý do nào.

– Tránh mặc quần chật, quần ẩm ướt, không nên mặc đồ lót bó sát, nên mặc quần lót chất liệu cotton, thay quần lót thường xuyên.

– Băng vệ sinh phải đảm bảo sạch, đủ thấm và còn thời gian sử dụng qui định (được thầy thuốc khuyên dùng) 4-6 giờ phải thay một lần.

– Không nên dùng nước bẩn có chứa nhiều vi sinh vật, nước thải như nước ao hồ, kênh rạch để tắm rửa.

– Không nên dùng xà bông hay các chất tẩy rửa mạnh, chất kháng khuẩn để vệ sinh vùng kín

– Không tự thụt rửa âm đạo khi không có chỉ định của bác sĩ điều trị.

Theo Ngôi Sao

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)