Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Ngăn ngừa bệnh tai mũi họng trong trường học

Tạp Chí Giáo Dục

Trong nhng năm gn đây, tình trng bnh tai mũi hng tr em đang có xu hưng gia tăng mnh, đc bit trong mùa dch bnh và thi đim giao mùa. Đáng chú ý, môi trưng hc đưng vi mt đ tr tp trung cao, s tương tác thưng xuyên, và đôi khi điu kin v sinh chưa đưc đm bo đã tr thành nơi lây lan lý tưng cho các bnh tai mũi hng.

Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ em về cách bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tai mũi họng trong trường học

Những bệnh lý như viêm mũi, viêm họng, viêm tai giữa không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của trẻ mà còn có nguy cơ để lại những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Tr em d mc bnh tai mũi hng hơn ngưi ln?

Cô Ngân, giáo viên mầm non tại quận 12, chia sẻ: “Ở lớp học, các em thường xuyên tiếp xúc gần nhau trong giờ học, giờ ăn hay lúc vui chơi. Một em bị bệnh rất dễ lây cho cả lớp. Những lúc hắt hơi hay ho, giọt bắn mang virus, vi khuẩn sẽ nhanh chóng lan ra không khí, chưa kể trẻ thường xuyên chạm tay vào các bề mặt chung như đồ chơi, bàn ghế. Nếu không vệ sinh kỹ, mầm bệnh sẽ tiếp tục tồn tại và truyền nhiễm qua những em khác”.

Bệnh tai mũi họng thường khởi phát với các triệu chứng tưởng như đơn giản: nghẹt mũi, đau họng, sốt nhẹ. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh có thể nhanh chóng tiến triển nặng hơn, gây viêm tai giữa, viêm phổi, hoặc các biến chứng nguy hiểm khác.

TS.BS Nguyễn Huy Luân, Trưởng đơn vị Tiêm chủng tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết: “Phế cầu khuẩn và Haemophilus influenzae là hai tác nhân hàng đầu gây ra viêm tai giữa ở trẻ em. Những vi khuẩn này không chỉ gây bệnh ở tai mà còn có thể lan xuống phổi hoặc vào máu, dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng khác như viêm phổi”.

Theo ThS.BS.CKII Văn Thị Hải Hà, chuyên gia tai mũi họng tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, hệ miễn dịch của trẻ em chưa phát triển hoàn chỉnh khiến cơ thể trẻ dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, virus. Ngoài ra, cấu trúc cơ thể của trẻ nhỏ cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. BS Hà giải thích: “Vòi nhĩ của trẻ em nằm ngang thay vì chéo lên như người lớn, điều này khiến vi khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập từ mũi sang tai. Thêm vào đó, trẻ nhỏ hay nằm ngửa khi uống sữa, dễ dẫn đến tình trạng sặc sữa hoặc vi khuẩn từ mũi họng tràn qua tai”.

Những trẻ sinh non, suy dinh dưỡng hoặc không được bú mẹ có hệ miễn dịch yếu hơn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Trong trường hợp hạch VA – một phần của hệ miễn dịch nằm sau mũi – bị viêm, nó sẽ sưng lên và gây tắc nghẽn, dẫn đến viêm tai giữa hoặc các vấn đề hô hấp khác.

Một lớp học thông thoáng, sạch sẽ là điều kiện quan trọng giúp ngăn ngừa sự phát triển và lây lan của các mầm bệnh trong trường học

Cô Ngân kể thêm: “Tôi từng gặp một bé trong lớp bị tai mũi họng do phế cầu mà gia đình không biết. Chỉ khi bé bị sốt cao, đau nhức người, gia đình mới đưa đi khám và phát hiện bệnh đã trở nặng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến bé mà còn làm các phụ huynh khác trong lớp lo lắng vì nguy cơ lây lan”.

Chị Minh Thư – mẹ bé 8 tuổi tại quận 10 chia sẻ bé từng nhập viện trong tình trạng viêm tai giữa cấp tính nặng. Ban đầu, bé chỉ có triệu chứng sốt nhẹ và đau tai, nhưng do gia đình chủ quan, bệnh đã chuyển biến thành viêm mủ tai, ảnh hưởng đến thính lực. Bác sĩ điều trị cho biết nếu đến bệnh viện muộn hơn, bé có nguy cơ bị thủng màng nhĩ.

Trong môi trường học đường, bệnh tai mũi họng dễ dàng lây lan qua nhiều con đường. Giọt bắn từ trẻ bị ho, hắt hơi là một trong những nguồn lây chính. Những bề mặt tiếp xúc chung như tay nắm cửa, bàn học, đồ chơi nếu không được vệ sinh kỹ càng cũng trở thành nơi lưu trữ mầm bệnh. Trẻ em thường có thói quen chạm tay vào mặt, mũi, miệng mà không rửa sạch tay, khiến vi khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập.

Điều kiện vệ sinh trong một số trường học, đặc biệt là các trường mầm non và tiểu học, đôi khi chưa được đảm bảo. Nhiều lớp học có số lượng trẻ đông, không gian kín, ít được thông thoáng, khiến mầm bệnh có thể tồn tại lâu hơn trong không khí. Cô Ngân chia sẻ: “Có những ngày, chỉ một em bị viêm họng hoặc sổ mũi, nhưng vài hôm sau, gần nửa lớp đều có triệu chứng tương tự. Điều này khiến việc quản lý lớp học và đảm bảo sức khỏe cho các em trở nên khó khăn hơn rất nhiều”.

Đ bo v sc khe cho tr em trong môi trưng hc đưng, nhng bên liên quan – t nhà trưng, ph huynh đến các cơ s y tế – cn có s phi hp nhp nhàng và ch đng. Vic phòng nga bnh tai mũi hng không ch dng li nhng bin pháp cá nhân như v sinh tay, đeo khu trang hay tiêm vc-xin, mà còn đòi hi mt chiến lưc tng th t các cơ quan chc năng, bao gm vic nâng cao nhn thc cng đng v tm quan trng ca y tế hc đưng.

Bệnh tai mũi họng nếu không được điều trị đúng cách có thể để lại nhiều hậu quả nặng nề. Viêm tai giữa kéo dài có thể gây suy giảm thính lực, ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ và học tập của trẻ. Viêm họng có thể biến chứng thành viêm amidan, viêm xoang, hoặc lan ra toàn thân, gây nhiễm trùng nặng.

Gii pháp ngăn nga bnh tai mũi hng trong trưng hc

Để giảm nguy cơ lây lan và bảo vệ sức khỏe học sinh, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, phụ huynh và các cơ sở y tế. Một trong những biện pháp hiệu quả nhất là tổ chức tuyên truyền, giáo dục học sinh về vệ sinh cá nhân, như rửa tay đúng cách, sử dụng khẩu trang khi cần thiết, và tránh tiếp xúc gần với bạn bè đang bị bệnh.

Nhà trường cần đảm bảo vệ sinh lớp học, thường xuyên lau chùi các bề mặt tiếp xúc như bàn ghế, đồ chơi, và duy trì không gian học tập thông thoáng. Khám sức khỏe định kỳ cho học sinh, đặc biệt là kiểm tra tai mũi họng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Tiêm vắc-xin cũng là giải pháp quan trọng trong phòng ngừa bệnh tai mũi họng. BS Hà nhấn mạnh rằng vắc-xin phế cầu giúp giảm nguy cơ mắc viêm tai giữa, viêm phổi và các biến chứng khác. Trong bối cảnh vi khuẩn ngày càng kháng kháng sinh, việc tiêm chủng không chỉ giảm tỷ lệ mắc bệnh mà còn hạn chế gánh nặng điều trị cho cả gia đình và xã hội.

Thy Phm

Bình luận (0)