Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Ngăn ngừa trầm cảm sau sinh con

Tạp Chí Giáo Dục

Trầm cảm sau sinh là một hiện tượng sinh học-tâm lý xã hội học, nên các nguyên nhân của trầm cảm sau sinh liên quan với nhiều yếu tố chứ không phải chỉ có hóc-môn.

Căng thẳng và đối phó với mọi vấn đề của giai đoạn sau sinh cũng là những yếu tố quan trọng trong việc phát triển trầm cảm sau sinh và rối loạn điều chỉnh sau sinh. Có thể ngăn ngừa được trầm cảm sau sinh.

Năm 2005, các nhà khoa học đã tiến hành một nghiên cứu về những gì đã trải qua sau sinh của các bà mẹ. Họ thấy rằng có 6 điểm chính để ngăn ngừa trầm cảm sau sinh, đó là:
1. Ưu tiên tự chăm sóc bản thân
Có thể là khó, nhưng đôi khi việc đáp ứng các nhu cầu của bạn như ngủ, dinh dưỡng thích hợp và hoạt động với mức độ ưu tiên như với đứa con của bạn là rất cần thiết. Ưu tiên tự chăm sóc bản thân cũng rất quan trọng ngay từ khi bạn vẫn còn mang thai. Nhiều phụ nữ bị trầm cảm sau sinh thấy rằng thể chất sa sút khi mang thai khiến họ dễ bị các rối loạn cảm xúc.
2. Có sự hỗ trợ đủ để đáp ứng các nhu cầu và trách nhiệm hàng ngày của bạn
Sự hỗ trợ về vật chất là rất quan trọng trong việc ngăn ngừa trầm cảm sau sinh bằng cách hạn chế mức độ căng thẳng và giúp bạn ưu tiên cho việc tự chăm sóc bản thân.
3. Có thể kìm chế được mức độ căng thẳng trong từng hoàn cảnh
Đôi khi bạn phải đối mặt với căng thẳng mà không có người trợ giúp. Mặc dù vậy, điều quan trọng là tìm ra cách để có thể kìm chế được căng thẳng. Những cách này có thể làm giảm căng thẳng, trợ giúp nhiều hơn, hỗ trợ về cảm xúc bằng cách nói với những người khác về những gì bạn đang trải qua, hoặc phát triển các kỹ năng đối phó mới.
4. Nhận được sự cảm thông và được giao tiếp với những người khác
Ngăn ngừa trầm cảm sau sinh nên quan tâm đến cảm xúc. Có người bạn tâm tình sẽ giúp bạn chia sẻ những cảm xúc và kinh nghiệm, giúp bạn phán đoán mọi điều tốt hơn. Việc này cũng cung cấp cho bạn những thông tin và hiểu biết, giúp bạn hiểu được bạn nên làm gì.
Nói chuyện với người khác là rất quan trọng trong cuộc sống của bạn. Hãy tin rằng bạn không bao giờ cô đơn.
5. Có lòng tin và mong đợi về việc chăm sóc đứa con và bổn phận làm mẹ
Trải qua những khoảng trống giữa mong đợi và thực tế là điều bình thường. Việc tìm cách để điều hòa những khoảng trống giữa mong đợi và thực tế này là một trong những nhiệm vụ chính của quá trình điều chỉnh.
6. Cảm giác đã sẵn sàng, cả về thể chất và cảm xúc, cho đứa trẻ và cho người thân
Đây là một điểm đáng chú ý trong quá trình mang thai. Những hiểu biết và thông tin sẽ cung cấp kỹ năng đối phó – nếu bạn biết bạn mong đợi điều gì (cả tốt và xấu), bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn để đón nhận nó. Bạn cần sẵn sàng về cảm xúc để đón nhận đứa con chào đời. Ngoài ra, bạn phải tự chăm sóc bản thân trong thời gian mang thai.
Hoàng Thái (TPO)
Theo MHC

 

Bình luận (0)