Theo đánh giá của các chuyên gia, một trong những yếu tố khiến ngành cơ khí Việt Nam mãi ở trong tình trạng “non trẻ” một thời gian dài do thiếu sự sự phối hợp giữa các doanh nghiệp trong nước. Mỗi năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 18 tỷ USD thiết bị cơ khí.
|
Theo đánh giá của các chuyên gia, ngành cơ khí Việt Nam trong nhiều năm qua không phát triển mạnh được do thiếu sự liên kết. Ảnh: Thiện Phúc
|
Đánh giá tại hội thảo “Tiềm năng chế tạo thiết bị phụ trợ cho công nghiệp cơ khí Việt Nam” ngày hôm qua (14/12) tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng ngành chế tạo cơ khí phục vụ cho công nghiệp năng lượng của Việt Nam chủ yếu mới cung cấp được một số thiết bị cho nhà máy điện trong nước mà chưa vươn ra được thế giới do tồn tại quá nhiều những hạn chế
Tình trạng thiếu vốn, trình độ công nghệ lạc hậu, năng lực quản lý, năng suất lao động thấp cũng là những yếu kém ghìm giữ sự phát triển của ngành cơ khí. Quan trọng hơn là sự phối hợp giữa các doanh nghiệp trong nước còn rời rạc. Hiện việc chế tạo thiết bị cho nhà máy điện có chuyện mạnh ai nấy làm, chưa có sự phân công.
Ông Ngô Văn Trụ, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương cũng cho rằng cái yếu của Việt Nam trong thiết kế chế tạo thiết bị nói chung là điều được bàn đến từ lâu rồi. Nếu không khắc phục được sẽ rất khó cho doanh nghiệp Việt Nam trong vấn đề hội nhập vào chuỗi sản xuất, thiết kế, chế tạo thiết bị toàn cầu.
Bộ KH-CN có những chương trình rất lớn về hỗ trợ doanh nghiệp trong mua bản quyền thiết kế về chế tạo. Tuy nhiên không thể ỉ lại vào việc mua mãi được.
“Tự thân các doanh nghiệp Việt Nam phải tự trang bị cho mình cơ sở vật chất, kể cả nguồn lực để nâng cao năng lực thiết kế đối với ngành cơ khí. Nếu không làm được việc đó thì ngành cơ khí Việt Nam sẽ chỉ đi làm thuê cho nước ngoài”- ông Trụ khẳng định.
Theo đại diện Bộ Công Thương, ngành công nghiệp chế tạo cơ khí chưa phát triển đủ mạnh để giúp Việt Nam có thể chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu. Dù có tốc độ tăng trưởng trung bình 30-40%/năm nhưng ước tính, mỗi năm ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 18 tỷ USD thiết bị.
Trong đó, có không ít thiết bị mà bản thân các doanh nghiệp Việt Nam có thể làm được nhưng vì những yếu kém nêu trên mà Việt Nam phải nhập khẩu. Hiện cơ khí trong nước mới chỉ trang bị được 38% nhu cầu nền kinh tế, còn lại là nhập khẩu.
Phạm Tuyên/TPO
Tin liên quan
Chiều 7-1, Sở Công thương TP.HCM tổ chức Hội nghị tổng kết ngành công thương năm 2024, triển khai chương trình công...
Sáng 7-1, UBND phường 14 quận 5 đã tổ chức Lễ ra mắt “Phố vải - Soái Kình Lâm”. Ông Lê Đăng...
Tai nạn lao động không chỉ để lại vết thương trên cơ thể mà còn khắc sâu nỗi mặc cảm trong tâm...
Ngày 18-12-2024 tại Hội trường Nhà hát Quân đội đã diễn ra lễ trao giải thưởng doanh nghiệp đạt chất lượng quốc...
Bình luận (0)