Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Ngành có nhiều người học sẽ khó có việc làm?

Tạp Chí Giáo Dục

Vi xu hưng hi nhp, nhng ngành hc đón đu xu thế đưc nhiu ngưi la chn. Điu này gây ra không ít lo lng cho nhng hc sinh đang đng trưc ngưng ca la chn ngành ngh. Tuy nhiên, các em không nên quá bn tâm v vn đ này, bi vic làm nm bn thân mi ngưi, không liên quan đến sng ngưi hc.


ThS. Phm Doãn Nguyên (Phó Hiu trưng Trưng ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) tư vn cho hc sinh Trưng THPT Trn Khai Nguyên (Q.5)

Đó là lời khuyên của các chuyên gia trong chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 16 năm học 2023-2024 diễn ra tại Trường THPT Trần Khai Nguyên (Q.5) mới đây. Chương trình do Tạp chí Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP.HCM, ĐH Quốc gia TP.HCM và Trung tâm Phát triển GD-ĐT phía Nam (Bộ GD-ĐT) tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.

Vic làm nm năng lc mi ngưi

Trong chương trình tư vấn, nhiều học sinh bày tỏ lo lắng về những ngành đang thu hút nhiều người học hiện nay. Các em nghĩ rằng, ngành có nhiều người học sẽ khó tìm việc cũng như cơ hội để phát triển bản thân. Về vấn đề này, ThS. Nguyễn Thị Xuân Dung (Giám đốc Trung tâm truyền thông, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) khẳng định, những ngành xã hội cần nguồn nhân lực các trường mới đào tạo. Bên cạnh những ngành truyền thống thì ngành mới và đón đầu xu thế thường thu hút người học nhiều hơn. Tuy nhiên, việc này không ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của các em, bởi sự cạnh tranh không liên quan đến việc người học ngành này nhiều hay ít mà nằm ở bản thân các em. Cho dù ngành đó có nhiều người theo học nhưng nếu các em chịu khó học tập, rèn luyện kỹ năng, trình độ ngoại ngữ và tạo giá trị cho bản thân thì nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn. Ngược lại, các em không đáp ứng được nhu cầu, không thể tạo ra lợi ích cho công ty, doanh nghiệp thì dù ngành đó có ít người học đi chăng nữa các em cũng không thể tìm được việc làm tốt như ý muốn. “Vấn đề quan trọng là các em chọn đúng ngành, đúng nghề, sau đó phát huy hết năng lực để học tập, trau dồi kiến thức. Năng lực sẽ quyết định sự thành, bại của các em”, ThS. Nguyễn Thị Xuân Dung nhấn mạnh.

ThS. Phạm Doãn Nguyên (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) cho rằng cơ hội việc làm nằm ở hai yếu tố, đó là biết định vị bản thân và định vị ngành nghề. Với học sinh lớp 12, các em cần định vị xem bản thân thích làm gì, có năng lực với những ngành nào chứ không nên dựa vào việc ngành đó có nhiều hay ít người học. Cùng với đó, các em phải định vị ngành nghề bằng cách tìm hiểu ngành đó cần tố chất gì, những hào quang, khoảng lặng của nghề. “Khi chọn ngành học chúng ta đừng chạy theo ngành “hot” mà hãy theo đam mê, năng lực. Có như vậy các em mới phát huy được bản thân, ra trường có nhiều cơ hội việc làm”, ThS. Phạm Doãn Nguyên chia sẻ.

Đào to tiếng Anh sau khi trúng tuyn

Quan tâm đến chuyện du học sau khi tốt nghiệp THPT, một học sinh bày tỏ: “Em muốn học chương trình du học tại chỗ nhưng trình độ ngoại ngữ còn hạn chế thì có ảnh hưởng gì không?”. ThS. Nguyễn Bá Anh (Phó Giám đốc Trường ĐH Gloucestershire Việt Nam) cho hay, hiện Trường ĐH Gloucestershire Việt Nam có nhiều chương trình đào tạo, trong đó có chương trình du học tại chỗ. Lợi thế của chương trình này là học trong nước, tiết kiệm chi phí, được giảng viên nước ngoài giảng dạy, ra trường nhận bằng cấp như sinh viên du học ở nước ngoài. Do chương trình đào tạo 100% bằng tiếng Anh nên sinh viên phải giỏi tiếng Anh; trường hợp muốn học chương trình du học tại chỗ nhưng khả năng tiếng Anh bị hạn chế vẫn không sao, vì các em có thời gian để rèn luyện, trau dồi kiến thức. “Các em hãy tập trung học tiếng Anh từ bây giờ để đến khi tốt nghiệp THPT, xét tuyển vào ĐH có được kiến thức tốt. Sau khi trúng tuyển, nhà trường sẽ dành thời gian đào tạo tiếng Anh cho sinh viên, đến khi các em thành thạo, đạt chuẩn yêu cầu nhà trường mới bước vào chương trình học chính thức. Qua quá trình học tập, rèn luyện tiếng Anh, chúng tôi tin rằng các em sẽ hoàn thành chương trình học”, ThS. Nguyễn Bá Anh cho biết.

Hc ngành logistics và qun lý chui cung ng ra trưng làm gì?

ThS. Phạm Doãn Nguyên (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) cho biết, logistics và quản lý chuỗi cung ứng là ngành học cung cấp bức tranh toàn cảnh về hệ thống kinh doanh để giúp người quản trị đưa ra chiến lược phát triển sản xuất sao cho hiệu quả nhất và phân bổ hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Để làm tốt công việc quản lý chuỗi cung ứng, người học cần có khả năng ngoại ngữ tốt, có khả năng quản lý lên kế hoạch và phân công, kỹ năng phân tích vấn đề và điều hành hệ thống kho vận, giao nhận. Sinh viên học ngành này ra trường có thể trở thành chuyên gia thiết kế; chuyên gia cung ứng các dịch vụ về vận tải đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt, đường hàng không; chuyên gia cung cấp dịch vụ quản lý kho bãi và lưu giữ hàng hóa; quản lý bộ phận, giám đốc chi nhánh, giám đốc điều phối…


Hc sinh Trưng THPT Trn Khai Nguyên nh chuyên gia gii đáp thc mc

Nhằm giúp các em học sinh phân biệt rõ ngành marketing và digital marketing, bà Trương Thị Huệ Ngọc (Trưởng phòng Tuyển sinh Trường Greenwich Việt Nam) thông tin, marketing là ngành đào tạo kiến thức về nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng và thị trường, phân tích hành vi của người dùng và cách lên chiến lược nhằm mang thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng tiềm năng một cách nhanh nhất. Nếu marketing áp dụng phương thức tiếp thị truyền thống thì digital marketing lại thông qua các nền tảng internet và kỹ thuật số để kết nối với người tiêu dùng. So về kiến thức thì hai ngành này tương tự nhau, chỉ khác nhau ở chỗ digital marketing phải ứng dụng công nghệ. “Thời đại công nghệ 4.0 ngày càng phát triển, nhiều doanh nghiệp có xu hướng chuyển dịch từ marketing truyền thống sang digital marketing. Do đó, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành này cũng tăng lên đáng kể. Để học hai ngành này, người học phải năng động, nhạy bén, tư duy logic, thích giao tiếp”, bà Trương Thị Huệ Ngọc chia sẻ.

Bài, ảnh: H Trinh

 

Bình luận (0)