Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Ngành công nghiệp TP.HCM: Cần một loại “thuốc đặc trị” để phát triển

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nhng năm gn đây, t trng ngành công nghip đóng góp trong tng sn phm (GRDP) toàn TP.HCM đang có xu hưng st gim. Theo đó TP phi nhanh chóng tái cơ cu ngành công nghip theo hưng phát trin bn vng. Đây là ý kiến ca các đi biu khi góp ý cho đ án khoa hc “Đnh hưng phát trin công nghip TP.HCM đến năm 2030, tm nhìn đến 2050”.


Gi tan ca ca công nhân TP.HCM

Ngành công nghip đang… “hp hi”

Năm 2022, tỷ trọng ngành công nghiệp đóng góp 18,1% trong GRDP toàn TP.HCM. Doanh nghiệp ngành công nghiệp chiếm 11,44% doanh nghiệp TP, trong đó doanh nghiệp Nhà nước chiếm 0,41% (tương đương 100 doanh nghiệp); doanh nghiệp ngoài Nhà nước chiếm 96,12%  (23.548 doanh nghiệp); doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (851 doanh nghiệp) chiếm 3,47%. Đây là ngành tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, chiếm khoảng 32,9% lao động toàn ngành kinh tế. Đáng chú ý, lợi nhuận ngành công nghiệp chiếm đến 37,84% lợi nhuận toàn ngành kinh tế.

Dù vậy, thực tiễn cho thấy ngành này đang giảm dần về số lượng doanh nghiệp, lao động và cả tỷ trọng đóng góp GRDP từ mức 20,6% vào năm 2015 còn 18,1% năm 2022, đòi hỏi cần tái cơ cấu theo hướng phát triển bền vững.

Đơn cử tăng trưởng ngành dệt may đang gặp nhiều khó khăn, thể hiện rõ nhất qua sự sụt giảm số lượng lao động. Thậm chí ngay cả nhóm ngành sản xuất, chế biến thực phẩm là thế mạnh của TP, với quy mô tương đối lớn xét trong toàn ngành công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Tuy nhiên, sau giai đoạn tăng trưởng mạnh thì ngành này đang có xu hướng giảm. Đáng quan ngại nhất là ngành sản xuất đồ uống, sau năm 2019 thì có dấu hiệu đi xuống về tất cả các chỉ tiêu, đặc biệt là tốc độ tăng giá trị sản xuất, tốc độ tăng giá trị gia tăng và lợi nhuận.

Bà Nguyễn Võ Minh Thư – Phó Trưởng ban Quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp TP.HCM (HEPZA) – tâm tư, hiện quỹ đất ở TP dành cho công nghiệp rất hạn hẹp. 17 khu công nghiệp đang triển khai quỹ đất 3.900ha, nhưng theo quyết định của Thủ tướng nếu triển khai cho 23 khu phải cần đến 5.900ha. Mặt khác, chi phí đền bù khá cao, hơn 10 triệu đồng/m2 đất, việc thẩm định giá đất còn chậm, còn vướng mắc nhiều thủ tục. Khó khăn, hạn chế này làm mất cơ hội cho các nhà đầu tư.

Theo đó bà Thư góp ý: “Đề án đưa ra các nhóm kế hoạch hành động là nền tảng xây dựng các định hướng chính sách cho công nghiệp TP, tuy nhiên vẫn còn chung chung.  Vì vậy, cần bổ sung các giải pháp cụ thể cho chuyển đổi, tiếp cận nguồn đất, nguồn nhân lực, trong đó có cả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động”.

Ông Trần Du Lịch – Ủy viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia – cũng thừa nhận, rào cản đối với sự phát triển của ngành công nghiệp hiện nay chính là đất. Nếu không xử lý, không đánh giá thì không mở rộng được.

Ông Lịch nhấn mạnh, đề án này để triển khai, không phải để định hướng vì vậy cần phân tích, làm rõ các chi tiết, không nên nói chung chung. Thời gian tới nên tập trung vào nhận diện nguyên nhân các tồn tại của công nghiệp TP và đề ra giải pháp.

Nên liên kết vùng trong xây dng khu công nghip

Để tái cơ cấu ngành công nghiệp TP theo hướng phát triển bền vững, đề án đề ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tỷ trọng ngành này trong GRDP đạt khoảng 18-20%. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp được duy trì ở mức 8-9%/năm. Tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp đạt bình quân 7-7,5%/năm.

Bên cạnh đó, tiếp tục xây dựng, phát triển doanh nghiệp công nghiệp trong nước có quy mô lớn, có năng lực cạnh tranh quốc tế. Đồng thời, chuyển đổi thành công 12 khu công nghiệp, khu chế xuất còn lại. Hình thành 4-5 khu công nghiệp mới theo mô hình chuyên ngành công nghệ cao, trong đó hình thành mới 1 khu công nghệ cao. Đẩy mạnh liên kết vùng theo hướng liên kết cụm ngành, ưu tiên hình thành nhà máy gần vùng nguyên liệu để đến 2050, TP.HCM trở thành TP có nền công nghiệp phát triển hiện đại ngang tầm các TP lớn trong khu vực Đông Nam Á, châu Á.


Tăng trưng ca ngành công nghip TP.HCM đang có chiu hưng gim sút

Ông Trương Minh Huy Vũ – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, chủ nhiệm đề án – cho rằng, muốn đạt được các mục tiêu, việc hoạch định chính sách phát triển công nghiệp cần tính đến các yếu tố: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ; phát triển theo hướng chuyển đổi số và xây dựng hệ thống phân tích dữ liệu lớn; theo sát tiến trình hội nhập chung của quốc gia. Đặc biệt trong xu thế hiện nay cần xây dựng phương thức và lộ trình chuyển đổi năng lượng phù hợp, hướng tới hoàn thành cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050; thúc đẩy các công nghệ đột phá và ứng dụng có hệ thống hơn các giải pháp sẵn có, bao gồm cả giải pháp phi công nghệ; khai thác thương hiệu sẵn có và mối quan hệ từ trước với các quốc gia trên thế giới…

Đánh giá cao đề án, ông Nguyễn Anh Thi – Trưởng ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM – nhấn mạnh, cần phải xem, rà soát lại các chỉ tiêu tương thích, tương đồng với hệ thống các chỉ tiêu quốc gia về cơ cấu ngành công nghiệp. Về nguyên tắc, chỉ tiêu TP.HCM đặt ra phải cao hơn so với cả nước. Đặc biệt phải bám sát 3 định hướng chiến lược: thể chế, hạ tầng, nhân lực.

“Khi nói về đổi mới sáng tạo là phải gắn với chất lượng nguồn nhân lực, bởi mọi thứ do con người quyết định. Hiện TP.HCM vẫn là nơi thu hút nhân tài, làm sao sắp tới không chỉ người giỏi trong nước mà cả trên thế giới đều muốn đến TP.HCM làm việc. Như vậy, phải gắn chính sách ưu đãi với từng ngành cụ thể”, ông Thi nói.

Theo ông Nguyễn Đức Lệnh – Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM – thì, điều quan trọng phải có tính thực thi. Muốn thực thi phải có chính sách tốt, đây là cốt lõi. Nên lấy kinh nghiệm chương trình hỗ trợ của UBND TP, nhất là chương trình hỗ trợ lãi suất kích cầu đầu tư cho phát triển các nhóm ngành trong thời gian qua. TP đã có Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù thì cần tận dụng cơ hội này để làm tốt hơn từ đó tạo ra sự chuyển dịch.

Để giải bài toán quỹ đất hạn hẹp, ông Nguyễn Ngọc Hòa – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM – cho rằng, cần phải liên kết vùng. Quy hoạch không chỉ dựa vào những khu công nghiệp của TP mà cần phải đặt ra vai trò liên kết vùng, xem như khu công nghiệp vệ tinh để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp.

Đồng quan điểm, đại diện Hội Doanh nghiệp cơ khí TP đánh giá, nếu có liên kết vùng, một bộ phận doanh nghiệp có thể đóng gói ở TP, một bộ phận sản xuất ở các tỉnh lân cận. Giải pháp liên kết vùng có thể tạo được chuỗi sản phẩm vừa theo địa phương, theo vùng; vừa theo chiều ngang, dọc, qua đó sẽ tạo động lực phát triển.

Nguyn Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)