Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Ngành công nghiệp TP.HCM: Ưu tiên công nghệ cao, kinh tế số và kinh tế tuần hoàn

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Theo ông Trương Minh Huy Vũ – Phó Vin trưng Vin Nghiên cu phát trin TP.HCM, các ngh quyết ca Trung ương đã đnh hưng phát trin công nghip TP.HCM theo hưng công nghip công ngh cao, ng dng công ngh cao, kinh tế xanh, kinh tế s và kinh tế tun hoàn, khi nghip sáng to… Điu này đt ra yêu cu TP phi cơ cu li công nghip theo ngành và theo không gian phát trin; xác đnh nhng ngành, lĩnh vc TP ưu tiên tp trung phát trin, đng thi nhng ngành, lĩnh vc TP khuyến khích doanh nghip đu tư ra các vùng Đông Nam b, đng bng sông Cu Long.


Các doanh nghip dt may, lương thc – thc phm đang đưc khuyến khích dch chuyn ra các tnh

Doanh nghip chuyn dch là xu hưng tt yếu

Ông Nguyễn Văn Khanh – Phó Chủ tịch Hội Da giày TP.HCM – khẳng định, chính người lao động chuyển dịch trước các doanh nghiệp. Hiện các chi phí ăn ở, sinh hoạt, nhà trọ tại TP.HCM tăng cao, người lao động có xu hướng chuyển dịch về các tỉnh. Cụ thể, ngành da giày đang giảm sút từ 30-40%, thậm chí 50-60% đơn hàng, đồng nghĩa lương giảm theo. Trước thực tế này, các doanh nghiệp cũng phải chuẩn bị cho sự chuyển dịch.

Với ngành lương thực, thực phẩm, ông Trịnh Bá Cường – Tổng Thư ký Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM – cho biết, tính chuyển dịch của ngành cũng khá lớn và đây cũng là xu hướng. Với tính chất sản xuất khá lớn, liên quan đến nguyên liệu đầu vào, giết mổ nên TP cũng khuyến khích sự chuyển dịch. Mặt khác, ngành lương thực thực phẩm thâm hụt lao động, nếu đặt ở TP cũng không phù hợp bởi chi phí cao, ảnh hưởng lợi nhuận. Do đó, những doanh nghiệp lớn đầu ngành hầu như đều đi ra các tỉnh.

Thật may, các doanh nghiệp này đều nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ các tỉnh mà đơn vị chuyển đến.

“Hiện các tỉnh chuyển đổi số rất nhanh, hành chính tập trung, thủ tục nhanh gọn. Việc xây một nhà máy ở TP.HCM phải mất từ 2-3 năm mới xong nhưng ở tỉnh chỉ vài tháng. Đây là cơ hội lớn cho doanh nghiệp. Mặt khác, logistics tại TP.HCM khoảng 3-5 năm trở lại đây không còn là lợi thế, trong khi đó ở Long An đã có cảng, các đường vành đai; Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đang hình thành các khu logistics…”, ông Cường nói.

Theo thống kê của Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, thực trạng doanh nghiệp chuyển dịch có sự gia tăng, tập trung nhiều ở tỉnh Bình Dương và Long An. Ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt chuyển dịch mạnh nhất; kế đến là các ngành sản xuất chế biến thực phẩm, hóa chất, đồ uống… Ngoài nguyên nhân nói trên, doanh nghiệp chuyển dịch sản xuất ra các tỉnh còn do chi phí sản xuất trên địa bàn TP.HCM có xu hướng gia tăng, bao gồm chi phí nhân công, thuê mặt bằng, tiền thuê đất trong các khu chế xuất, khu công nghiệp. Mặt khác, các tỉnh gần nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, gần nguồn cung cấp lao động, gần các doanh nghiệp là khách hàng của công ty. TP.HCM thiếu lao động cho hoạt động sản xuất, đặc biệt là lao động phổ thông, chi phí lao động cao. Cơ sở hạ tầng TP.HCM quá tải, đặc biệt là hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp không đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Trên hết, thách thức lớn cho phát triển công nghiệp của TP.HCM là quỹ đất eo hẹp. TP.HCM có 23 khu chế xuất, khu công nghiệp (có 17 khu đang hoạt động) được quy hoạch với diện tích 5.921ha, chiếm chỉ 4,1% so với cả nước, chiếm 13,2% so với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ông Trần Văn Bích – Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM – bày tỏ: “Diện tích đất các khu công nghiệp ở TP.HCM hiện nay so với cả nước và vùng Đông Nam bộ khá thấp, ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp của TP thời gian qua. Diện tích đất sạch sẵn sàng cho thuê trong các khu rất thấp, nếu không có giải pháp khắc phục thì từ nay đến 2030 là hết sức khó khăn”.

TP cn tái cơ cu các khu chế xut, khu công nghip

Chuyển dịch sản xuất của doanh nghiệp TP.HCM ra các tỉnh làm gia tăng tổng quy mô kinh tế, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách các tỉnh, tạo việc làm cho người lao động. Đồng thời, cũng góp phần nâng cao vị thế, tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp TP đối với vùng. Khai thác nguồn lực của vùng vào phát triển TP. Góp phần tái cơ cấu ngành và không gian phát triển công nghiệp TP, cũng như tái cơ cấu kinh tế TP theo hướng phát triển dịch vụ.

Theo Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM, giá trị sản xuất công nghiệp của các chi nhánh doanh nghiệp TP.HCM tạo ra ở các tỉnh chiếm trên 33% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP năm 2021. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tạo ra ở các tỉnh chiếm tỷ lệ 39,4% giá trị tăng thêm ngành công nghiệp trên địa bàn TP.HCM, đồng thời tạo ra việc làm cho hơn 81.000 lao động ở các tỉnh.

Từ thực tế này, nhiều ý kiến cho rằng việc chuyển dịch của các doanh nghiệp sản xuất ra các tỉnh là tất yếu. Vấn đề đặt ra cho ngành công nghiệp TP.HCM lúc này là làm sao thu hút được những doanh nghiệp công nghệ cao…

Ông Trần Anh Hào – Sở Công thương TP – cho rằng, giá đất ở TP khá cao, 1m2 cao gấp 3-4 lần ở các tỉnh lân cận, do đó cần có giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Phải có đất công nghiệp thì mới thu hút các nhà đầu tư. Muốn có đất thì phải giải phóng mặt bằng. Mặt khác, TP cũng cần nâng cao lợi thế hạ tầng logistics, từ đó mới có sức hấp dẫn và cạnh tranh. Phải chủ động trong công tác quy hoạch các khu chế xuất, khu công nghiệp, có những phân khu hỗ trợ với nhau.

Chỉ ra giải pháp phát triển công nghiệp TP.HCM thích ứng với xu hướng chuyển dịch, ông Bích nhấn mạnh đến liên kết vùng trong sản xuất công nghiệp. Trong đó, TP cần phát triển công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao; phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, công nghiệp thời trang; phát triển các trung tâm khởi nghiệp, doanh nghiệp công nghệ hiệu quả cao và sản xuất năng lượng xanh.

TP cần tái cơ cấu các khu chế xuất, khu công nghiệp đang hoạt động. Cụ thể, 4 khu công nghiệp, khu chế xuất khu vực phía Đông TP chuyển đổi thành trung tâm logistics, công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao, công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ công nghiệp. 2 khu chế xuất, khu công nghiệp khu vực phía Nam TP chuyển đổi thành khu công nghiệp công nghệ cao; khu công nghiệp sinh thái – đô thị – cảng. Khuyến khích 5 khu chế xuất, khu công nghiệp phía Tây – Bắc TP đầu tư đổi mới máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến. 6 khu công nghiệp phía Tây TP chuyển đổi theo hướng công nghiệp công nghệ cao; khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ…

Đồng thời, cần có sự định hướng các khu công nghiệp được thành lập nhưng chưa triển khai. Đặc biệt, triển khai thực hiện các chính sách theo Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP, bao gồm: ưu đãi thu hút nhà đầu tư chiến lược, chính sách quản lý khoa học và công nghệ, chính sách đào tạo nguồn nhân lực.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện cải cách hành chính. Đảm bảo nguồn nhân lực trình độ cao, cũng như quỹ đất sẵn có đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp TP ưu tiên phát triển. Đảm bảo vốn đầu tư từ ngân sách đáp ứng yêu cầu đầu tư hạ tầng công nghiệp, thực hiện các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư…

Minh Phương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)