Bốn nhóm ngành đang thu hút nhiều thí sinh nhất là: kinh doanh, đào tạo giáo viên, tài chính – ngân hàng – bảo hiểm, kế toán – kiểm toán. Tuy nhiên, đây không phải là những nhóm ngành có thí sinh đạt điểm cao.
|
Thí sinh đặt câu hỏi với ban tư vấn trong chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2011 tại Khánh Hòa ngày 16-1. |
Tuyển sinh 2010, số lượng thí sinh dự thi vào nhóm ngành kinh doanh tiếp tục tăng thêm gần 2% so với tuyển sinh 2009, đưa tổng số thí sinh dự thi nhóm ngành này chiếm 12,4% tổng số thí sinh cả nước.
Ngành xây dựng tăng cao
Bên cạnh đó, năm vị trí đầu tiên trên “bảng xếp hạng” số lượng thí sinh dự thi năm 2010 cũng có ít nhiều biến động. Trong khi nhóm ngành đào tạo giáo viên tăng thêm khoảng 1% để củng cố vị trí thứ hai với 10,5% tổng số thí sinh, hai nhóm ngành tài chính – ngân hàng – bảo hiểm và kế toán – kiểm toán đã đổi chỗ cho nhau.
Lý do chủ yếu là vì số lượng thí sinh dự thi vào ngành tài chính – ngân hàng – bảo hiểm tăng mạnh hơn so với nhóm ngành còn lại.
Tuy nhiên, tạo được sự chú ý nhiều nhất trong tốp “đầu bảng” có lẽ là nhóm ngành xây dựng. Tuyển sinh 2010, lượng thí sinh dự thi vào nhóm ngành này tăng gần 1,5 lần, chiếm 4,6% tổng số thí sinh dự thi cả nước.
Tương tự, nhóm ngành kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật cũng cho thấy dấu hiệu thu hút thí sinh trở lại khi số thí sinh tăng lên hơn 1,5 lần, từ vị trí 21 nhảy lên vị trí 14 trong nhóm những ngành được thí sinh lựa chọn nhiều nhất.
Ngược lại, số lượng thí sinh dự thi vào nhóm ngành ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài đã sụt giảm rất mạnh với tỉ lệ hơn 1/3 so với tuyển sinh 2009. Điều này góp phần lý giải nguyên nhân tuyển sinh 2010, rất nhiều trường ĐH đã phải đóng cửa các ngành ngoại ngữ vì thiếu thí sinh.
Nhóm ngành nông nghiệp, chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống cũng là những nhóm ngành có thí sinh dự thi giảm so với tuyển sinh 2009.
Điểm thi nằm tốp giữa
Và dù có thay đổi ít nhiều về số lượng, những ngành có đông thí sinh dự thi thường có điểm trung bình không thật sự cao. Thực tế tuyển sinh cho thấy các ngành quản trị kinh doanh, tài chính – ngân hàng, kế toán, công nghệ thông tin thu hút nhiều thí sinh nhất trong hơn 200 ngành học có tổ chức tuyển sinh. Thế nhưng điểm trung bình của thí sinh các ngành này chỉ từ 10-12 điểm. So sánh với các nhóm ngành khác, điểm trung bình của thí sinh dự thi những ngành được coi là “thời thượng” này chỉ ở tốp giữa.
Vì thế, số thí sinh đạt điểm trên sàn của những nhóm ngành này cũng không nhiều. Các ngành như công nghệ thông tin, kinh doanh, kế toán – kiểm toán hay tài chính – ngân hàng – bảo hiểm chỉ có 29,7-44,2% thí sinh dự thi đạt từ điểm sàn trở lên, nằm trong tốp giữa nếu so sánh với các nhóm ngành khác.
Riêng nhóm ngành đào tạo giáo viên dù chiếm đến 10,5% thí sinh dự thi và xếp thứ hai trong những ngành có đông thí sinh dự thi nhất nhưng lại có số thí sinh đạt từ điểm sàn trở lên xếp gần… chót bảng.
Những ngành kén thí sinh
Những ngành có điểm trung bình của thí sinh đạt điểm trên sàn cao và thu hút nhiều thí sinh giỏi gồm: kinh tế đối ngoại với điểm trung bình của thí sinh đạt từ điểm sàn trở lên là 18,1 điểm, điểm chuẩn ngành này dao động từ 13-24 điểm; ngành y đa khoa (17,6 điểm; 21-24 điểm), răng – hàm – mặt (18 điểm; 21,5-24 điểm), kế toán – kiểm toán (18,9 điểm; 13-22 điểm), báo chí (16,9 điểm; 14-21 điểm), kinh doanh quốc tế (17,9 điểm; 13-21 điểm)…
|
Theo Tuổi Trẻ
Tin liên quan
Trong quá trình làm bài thi, một số học sinh hay bị căng thẳng, áp lực khiến các em tạm quên kiến...
Sau tốt nghiệp THCS, học sinh có thể học trường THPT công lập, trung tâm GDNN-GDTX, trung cấp nghề… Các em lựa...
Xét tuyển trực tuyến vào THCS; còn tuyển sinh vào lớp 10 thì gồm thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa...
Ngày 13-1, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có văn bản về việc gửi góp ý, kiến nghị phục vụ công tác xây dựng...
Bình luận (0)