Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Ngành du lịch thiếu hụt nhân sự có tay nghề

Tạp Chí Giáo Dục

Hin ngành du lch TP.HCM đang cn 40.000 lao đng có trình đ, tuy nhiên các trưng đào to ch đáp ng khong 15.000 ngưi. Nếu chn ngành du lch trong thi đim này, thi gian ti ngưi hc s đáp ng th trưng lao đng, có đưc công vic tt, thu nhp hp dn.


Sinh viên ngành du lch tham gia tuyn dng vic làm

Mt cân đi cung – cu lao đng

Theo ông Trần Anh Tuấn (chuyên gia dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM), nhu cầu nhân lực giai đoạn 2023-2030, định hướng đến 2035 cần nhiều nhân lực du lịch ở các chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, hướng dẫn viên du lịch, quản trị khách sạn, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống. Lý do trong thời điểm 2020-2021, nhân lực ngành du lịch đa số không có việc, thất nghiệp hoặc chuyển nghề. “Một khảo sát tại TP.HCM vào cuối năm 2021 cho thấy, số lao động ngành du lịch chuyển sang nghề khác chiếm 26%; lao động mất việc, chuyển nghề có thâm niên nghề 5-10 năm chiếm 43,66%; lao động có thâm niên nghề trên 10 năm chiếm 23,56%; lao động có trình độ CĐ, ĐH chiếm 51,31%; lao động có trình độ sau ĐH chuyển sang nghề khác chiếm 90%. Tình trạng này dẫn đến việc thất thoát nhân lực và mất cân đối trầm trọng cung – cầu lao động đối với lĩnh vực du lịch”, ông Tuấn cho biết.

Bà Đoàn Trần Phương Thảo (Giám đốc nhân sự Tập đoàn khách sạn IHG khu vực phía Nam) thông tin, ngành du lịch TP.HCM đang cần 40.000 lao động có trình độ, tuy nhiên các trường đào tạo tay nghề cao mới chỉ đáp ứng khoảng 15.000 người. Một trong những hạn chế ở nhiều nhân lực du lịch là trình độ ngoại ngữ chưa cao, gặp nhiều phàn nàn từ khách hàng. Tương tự, bà Trần Thị Việt Hương (Giám đốc nhân sự Công ty Du lịch Vietravel) cho hay, 90% ứng viên mới tốt nghiệp phải đào tạo lại để có thể thích ứng với công việc thực tế của công ty. Điểm yếu của các ứng viên mới ra trường là kỹ năng giao tiếp và xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình làm việc với khách hàng, đồng nghiệp. Bên cạnh đó là năng lực ngoại ngữ và thái độ làm việc chưa như kỳ vọng. Việc đào tạo các nội dung chuyên môn nghiệp vụ cho ứng viên mới còn chiếm khá nhiều thời gian. “Để triển khai thành công các chương trình đào tạo, doanh nghiệp phải đầu tư kinh phí, nhân lực và thời gian tương xứng mới mang lại hiệu quả. Nhưng việc tuân thủ cam kết làm việc tại công ty sau thời gian đào tạo chưa được thực hiện nghiêm túc”, bà Hương nói.

Tp trung đào to nhân lc có tay ngh cao

ThS. Nguyễn Ngọc Thạch (Phó Giám đốc Trung tâm Hướng nghiệp, tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) cho biết, một trong những ngành học được nhà trường tập trung đào tạo đó là du lịch với 3 chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; hướng dẫn viên du lịch; quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống. Trong quá trình học, nhà trường sẽ đào tạo sinh viên kiến thức về cách thiết kế tour, cách làm việc ở bộ phận lễ tân, buồng phòng, thiết kế chương trình hoạt náo cho khách du lịch… “Nhà trường đào tạo song ngữ với 50% bằng tiếng Anh, 50% tiếng Việt đảm bảo sinh viên ra trường thành thạo kỹ năng, giỏi ngoại ngữ. Đặc biệt, trong quá trình học, nhà trường còn tổ chức cho sinh viên thực tập, thực tế tại các nhà hàng, doanh nghiệp du lịch để các em rèn luyện kỹ năng. Bên cạnh đó, nhà trường còn tổ chức các ngày hội việc làm để sinh viên tiếp cận với doanh nghiệp và lựa chọn cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp”, ThS. Thạch cho hay.


Sinh viên Trưng CĐ Du lch Sài Gòn thc tp ti doanh nghip

ThS. Võ Thị Mỹ Vân (Hiệu trưởng Trường TC Du lịch và khách sạn Saigontourist) cho rằng, để giải bài toán thiếu hụt nhân lực có tay nghề, các trường cần quốc tế hóa đào tạo nhằm góp phần nâng cao chất lượng nhân lực du lịch trong dài hạn cho Việt Nam. Nhiều năm qua, thông qua các chương trình hợp tác đào tạo với các cơ quan, tổ chức nước ngoài, nhiều học sinh của nhà trường đã được gửi sang Pháp, Đức và Úc học tập nâng cao trình độ. Sau thời gian tích lũy kiến thức, kỹ năng làm việc, đội ngũ này quay về nước làm việc rất hiệu quả. Ngoài ra, trường đào tạo cần kết nối chặt chẽ với các địa phương, giải quyết nhu cầu nhân lực theo vùng liên kết; trường đào tạo bắt tay trực tiếp với các doanh nghiệp trong ngành du lịch; thường xuyên cập nhật nội dung chương trình đào tạo.

Theo Cc Du lch quc gia Vit Nam, mỗi năm ngành du lch cần 40.000 nhân viên mới và 25.000 nhân viên cần được đào tạo lại. Tuy vy, hàng năm các trường chỉ đào tạo khong 20.000 sinh viên, trong đó t l lao đng du lch đưc đào to chuyên nghip còn thp, chỉ chiếm 43% trong tổng số lao động du lịch. Điu này dn đến vic thiếu ht ngun nhân s ngành du lch, làm nh hưng đến th trưng lao đng TP.HCM nói riêng và c nưc nói chung.

Trong khi đó, ThS. Ngô Thị Quỳnh Xuân (Hiệu trưởng Trường CĐ Du lịch Sài Gòn) khẳng định, sau dịch Covid-19, Việt Nam rất cần lực lượng nhân lực du lịch không chỉ có thái độ tốt, vững kỹ năng, kiến thức mà còn phải có kỹ năng thích ứng nhanh, linh hoạt. Chính vì vậy, người học tốt nghiệp ngành du lịch có nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức bởi ngành này đã sang một trang sử mới, nhiều xu hướng du lịch mới xuất hiện, khách du lịch đòi hỏi ngày càng cao hơn so với trước đây. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp đã thích ứng với chuyển đổi số để tiếp cận với nguồn khách hàng tiềm năng mới, thử sức với các sản phẩm, dịch vụ mới và áp dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh. “Thời gian qua nhà trường đã nỗ lực thay đổi chương trình giảng dạy, kết nối với doanh nghiệp trong khâu đào tạo cho sinh viên. Nhờ có sự hỗ trợ từ doanh nghiệp, nhà trường đào tạo đúng định hướng, yêu cầu doanh nghiệp đưa ra. Song song với đào tạo kiến thức, nhà trường còn đào tạo thêm ngoại ngữ để sinh viên ngành du lịch có nhiều cơ hội trong tương lai”, ThS. Xuân chia sẻ.

Bà Thái Thị Hoài Sơn (Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên TP.HCM) cho rằng, từ năm 2023, ngành quản trị du lịch và lữ hành đã phát triển, mang nhiều tín hiệu tích cực trong thời gian tới. “Hiện ngành quản trị du lịch và lữ hành đã trở thành ngành công nghiệp thứ sáu và được nhiều doanh nghiệp đặt hàng cho các cơ sở đào tạo. Vì vậy, chúng ta cần hướng nghiệp để nhiều học sinh biết đến ngành nghề này từ những năm trung học”, bà Sơn nói.

Bài, ảnh: Khánh Kiu

 

 

 

 

Bình luận (0)