Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Ngành GD-ĐT TP.HCM đẩy mạnh tuyên truyền về bầu cử

Tạp Chí Giáo Dục

Coi tuyên truyn bu c là ni dung sinh hot chính tr sâu rng, ni dung giáo dc quan trng, các đơn v nhà trưng ti TP.HCM đã có nhiu hình thc đy mnh tuyên truyn hiu qu bng c hình thc trc tuyến và trc tiếp. Không ch tác đng đến cán b, giáo viên, nhân viên nhà trưng mà còn hưng đến đ mi hc sinh không đng ngoài “ngày hi ln ca non sông”.


Hc sinh Trưng THPT Hip Bình tham gia Hi thi trc tuyến Chn ngưi tiêu biu đc tài ca nhân dân vào đu tháng 4-2021

Bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2025 được xem như là một ngày hội lớn của non sông, là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, là nơi để mỗi cử tri phát huy quyền làm chủ của mình, lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ mới. Từ đó góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thực hiện sự kiện chính trị trọng đại đó, ngành GD-ĐT TP.HCM đã đẩy mạnh việc tuyên truyền sâu rộng đến đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh. Mỗi đơn vị nhà trường với những cách thức thực hiện riêng, sáng tạo, hiệu quả và an toàn trong điều kiện dịch Covid-19.

Tại Trường THPT Hiệp Bình (TP.Thủ Đức), các hoạt động tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp được nhà trường thực hiện một cách sâu rộng, đa dạng qua nhiều hình thức. Ngay từ đầu tháng 4, Chi bộ nhà trường đã triển khai Hội thi trực tuyến Chọn người tiêu biểu đức tài của nhân dân do UBMTTQ Việt Nam TP.HCM phát động, đến học sinh và toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Nội dung cuộc thi gồm các nội dung tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp; Tuyên truyền về quyền và trách nhiệm của MTTQ Việt Nam trong tổ chức triển khai, giám sát bầu cử cũng như về thời gian, tiến trình bầu cử. “Thông qua cuộc thi sẽ trang bị các kiến thức, hiểu biết cơ bản về bầu cử cho đội ngũ giáo viên, học sinh nhà trường, xây dựng ý thức trách nhiệm của mỗi người và người thân, cộng đồng trong việc bầu cử”, cô Lê Thị Ngọc Anh – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường thông tin.

Theo cô Ngọc Anh, tuyên truyền bầu cử cũng là nội dung xuyên suốt trong đợt sinh hoạt Chi bộ, họp Hội đồng sư phạm của trường. Riêng đối với học sinh, các hình thức tuyên truyền được thực hiện đa dạng và sinh động hơn, như lồng ghép trong các tiết sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt dưới cờ, đưa vào trong nội dung các bài học một số môn học, tuyên truyền trực tuyến qua mạng xã hội, “phát sóng” tuyên truyền qua chương trình phát thanh học đường các tiết ra chơi buổi sáng thứ hai, thứ tư… “Trong bộ môn GDCD, học sinh lớp 12 được học về một số quyền dân chủ của công dân. Giáo viên bộ môn đã khéo léo lồng ghép những kiến thức bài học gắn với tình hình, bối cảnh thực tế để học sinh hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân trong bầu cử. Thầy cô còn nhấn mạnh những học sinh đủ 18 tuổi (sinh từ tháng 1-2003 đến ngày 22-5-2003) sẽ được trực tiếp thực hiện quyền bầu cử”. Cô Ngọc Anh cho rằng, điều quan trọng nhất trong các hoạt động tuyên truyền đến học sinh là làm sao giúp học sinh hiểu và nắm rõ được trách nhiệm công dân của mình trong “ngày hội của non sông” sắp tới đây. Từ đó, với những học sinh đủ tuổi, các em sẽ thực hiện nghĩa vụ bầu cử, trân trọng lá phiếu của mình. Còn với những học sinh chưa đủ tuổi, các em sẽ có ý thức tuyên truyền đến gia đình, người thân của mình.

Tương tự, tại Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (huyện Hóc Môn), cô Nguyễn Thị Ánh Mai – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, thời điểm này nhà trường đang đẩy mạnh việc tuyên truyền về bầu cử đến sâu rộng đội ngũ và học sinh, phụ huynh. Việc tuyên truyền được nhà trường thực hiện kết hợp qua nhiều hình thức nhằm mang lại tác động, hiệu quả cao nhất, làm sao không chỉ tác động đến bản thân đội ngũ, bản thân học sinh mà chính đội ngũ, chính học sinh sẽ tác động đến gia đình để mỗi người đều phải thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.

“Để đảm bảo an toàn các biện pháp phòng dịch, việc tuyên truyền được nhà trường đẩy mạnh qua các hình thức trực tuyến. Thông tin tuyên truyền về bầu cử được truyền thông rộng rãi đến giáo viên, học sinh qua các group nhà trường, trên trang web, trang Fanpage chính thức của trường, tuyên truyền sâu đến group của từng lớp.

Với học sinh, nhà trường tính toán đến việc tổ chức buổi trao đổi đến học sinh ý nghĩa bầu cử, vận động gia đình hiểu về ý nghĩa bầu cử, trách nhiệm công dân”.

Song song với tuyên truyền trực tuyến, theo cô Mai, các hoạt động tuyên truyền trực tiếp cũng được nhà trường tính toán tổ chức, đảm bảo diễn ra an toàn trong điều kiện dịch bệnh Covid-19: Treo băng rôn, khẩu ngữ ngoài cổng trường; tuyên truyền đến từng lớp, lồng ghép trong những bộ môn như GDCD, ngữ văn, các hoạt động giáo dục như sinh hoạt chủ nhiệm… “Tuyên truyền bầu cử được nhà trường coi là một nội dung sinh hoạt chính trị quan trọng, đồng thời cũng là nội dung giáo dục đến học sinh để các em hiểu về quyền và trách nhiệm của bản thân. Do đó, việc tuyên truyền, giáo dục không chỉ được tuyền tải trong các hoạt động giảng dạy mà còn gắn kết xuyên suốt trong nhiều hoạt động giáo dục khác của trường. Hướng đến mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh đủ 18 tuổi thực hiện đúng nghĩa vụ công dân của mình, vận động tuyên truyền đến gia đình”.

Sâu xa hơn, cô Mai cho rằng, việc tuyên truyền sẽ tác động đến nhận thức của học sinh, giúp các em hiểu về quyền và trách nhiệm của mỗi công dân, bộ máy hành pháp, lập pháp của Nhà nước, hiểu về ý nghĩa của lá phiếu. Điều quan trọng hơn cả là để học sinh quan tâm, không bàng quan, không đứng ngoài mọi công cuộc xây dựng đất nước, trân trọng từng lá phiếu bầu cử của mình…

Đ Giang Quân

Bình luận (0)