Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Ngành GD-ĐT TP.HCM: Quán triệt về đổi mới căn bản và toàn diện

Tạp Chí Giáo Dục

Qua ba lần cải cách và quá trình đổi mới những năm gần đây, giáo dục (GD) Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng vào thắng lợi của công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, GD cũng bộc lộ những yếu kém, bất cập, trong đó có những vấn đề gây bức xúc xã hội kéo dài. Nhiều chính sách, cơ chế, giải pháp về GD có hiệu quả trong giai đoạn vừa qua nay đã không còn phù hợp, cần được điều chỉnh. Song song đó là yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đặc biệt là yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, cơ cấu lại nền kinh tế tăng trưởng theo hướng chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao đòi GD phải đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân, nhanh chóng góp phần tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Nếu không đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT thì nhân lực sẽ là yếu tố cản trở sự phát triển hội nhập quốc tế. Và nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, khoa học GD và sự cạnh tranh quyết liệt trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia đòi hỏi GD phải đổi mới. “Vì vậy, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định: Đổi mới căn bản, toàn diện nền GD theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao…”, ông Luận nhấn mạnh.
Cũng theo ông Luận: “Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở GD-ĐT và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”.
Theo đó, con người Việt Nam sẽ được GD để phát triển toàn diện, phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.
Cụ thể, ở mầm non – trẻ được phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách. Ở phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Đối với GD nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp; GDĐH, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học…
Hòa Triều

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)