Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Ngành giáo dục Malaysia: Chấp nhận thay đổi để thành công

Tạp Chí Giáo Dục

Nếu giáo viên và học sinh chỉ dựa vào sách giáo khoa thì sẽ không thể nâng cao trình độ. Ảnh: I.T

Hiện nay, các bước tiến trong hệ thống giáo dục quốc gia Malaysia được lên kế hoạch cẩn trọng và chi tiết bởi chương trình quốc gia phát triển giáo dục địa phương. Chương trình này chỉ có thể đạt được thành công khi các nhà giáo dục sẵn sàng chấp nhận và thích ứng với những thay đổi.
Chương trình phát triển giáo dục địa phương là cơ hội để cải thiện việc học của học sinh tại trường cùng với việc cung cấp cho học sinh cơ hội tiếp cận với một nền giáo dục tiên tiến. Phó tổng giám đốc Vụ Quản lý chất lượng giảng dạy, bà Datuk Noor Rezan Bapoo Hashim, cho rằng các nhà giáo dục phải trong tư thế sẵn sàng giải quyết các vấn đề và thách thức trước mắt để đảm bảo tất cả các kế hoạch được hoạch định trong kế hoạch thứ 10 của Malaysia đạt được thành công.
Bà Noor Rezan cho biết giáo viên không chỉ tận dụng tối đa kiến thức và kinh nghiệm của bản thân mà cần phải sử dụng hiệu quả các phương tiện hỗ trợ giảng dạy. Theo đó, giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của mình, đặc biệt là trong thời đại số hóa hiện nay nơi những thay đổi diễn ra hằng ngày với một tốc độ rất nhanh.
Lấy ví dụ của các giáo viên dạy tiếng Anh với rất nhiều năm kinh nghiệm, bà Noor Rezan cho rằng những giáo viên tiếng Anh hiện nay đã có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm, tuy nhiên họ cần sử dụng những phương tiện đắc lực như internet và các phần mềm vi tính hỗ trợ để nâng cao nghiệp vụ và chất lượng giảng dạy.
Đối với phương pháp giảng dạy truyền thống chủ yếu chỉ dựa vào sách giáo khoa và đọc chép, nhưng ngày nay các phương tiện giảng dạy không còn là bảng đen phấn trắng nữa mà là các phương tiện kĩ thuật hiện đại. Đó chính là lí do tại sao giáo viên phải học cách sử dụng thành thạo các phương tiện này. Ngoài ra, giáo viên phải thật sự nỗ lực trong lĩnh vực này bởi vì các kỹ năng về vi tính của học sinh ngày nay rất tốt.
Bà Noor Rezan cho biết thêm: Với tư cách là một nhà giáo dục, giáo viên phải tự trang bị kiến thức về các phương tiện CNTT vì chắc chắn chúng sẽ rất hữu ích cho giáo viên trong công tác giảng dạy. Giáo viên phải là người có suy nghĩ mở và nhận thức được rằng học sinh, thanh thiếu niên ngày nay hiểu rất rõ về internet và vì thế chúng không hào hứng với việc ghi chép bài học của giáo viên trên bảng.
Nếu giáo viên chỉ dựa vào sách giáo khoa thì sẽ không thể nâng cao trình độ của mình và bắt kịp với những tiến bộ mới.
Bà Noor Rezan cũng kêu gọi giáo viên tập trung vào việc cải thiện chất lượng học sinh để minh chứng cho chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Vị thế của trường cũng sẽ được cải thiện, hướng đến việc được công nhận là trường chất lượng cao (SBT). Theo đó, mục tiêu của Bộ GD-ĐT trong năm 2011 sẽ có thêm 30 trường đạt tiêu chuẩn SBT (không kể 20 trường đã đạt tiêu chuẩn này). 20 trường đã đạt tiêu chuẩn SBT bao gồm 14 trường cấp 2 và 6 trường cấp 1. 10 trường trong số 14 trường cấp 2 là trường nội trú, 4 trường còn lại là trường bán trú.
Ông Tan Sri Muhyiddin Yassin, Phó thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, trước đó đã phát biểu dựa trên các chỉ tiêu chất lượng học tập được giao cho Bộ GD-ĐT thì tổng số trường đạt tiêu chuẩn SBT sẽ lên đến 50 trường tính đến năm 2012. Bà Noor Rezan cho rằng chính động lực nâng cao thành tích của trường đã thúc đẩy hiệu trưởng và các giáo viên tham gia chương trình này.
Những giáo viên nào chung tay thực hiện nhiệm vụ này sẽ được khen thưởng xứng đáng cho những nỗ lực của họ. Theo đó, ngoài những phần thưởng cho những giáo viên xuất sắc, còn có những giải thưởng khác cho những giáo viên có sáng kiến cải tiến hay bằng hình thức đề bạt và trao học bổng cho những tấm gương điển hình.
Bà Noor Rezan cho biết về chương trình xóa mù chữ và phổ cập toán, chương trình này nhắm đến mục tiêu đảm bảo tất cả trẻ em Malaysia bình thường có thể đọc và viết tiếng Bahasa bản ngữ và làm những phép tính đơn giản khi bước vào lớp 4.
Bắt đầu từ năm nay, tất cả học sinh lớp 1 sẽ được kiểm tra 3 lần trong năm học lần lượt vào tháng 3, tháng 6 và tháng 9 để phát hiện ra những học sinh nào chưa có được các tiêu chuẩn căn bản về đọc viết và làm tính.
Hiện Bộ GD-ĐT đã dành ra một khoản kinh phí là 400 triệu RM cho chương trình tính từ năm 2010 đến 2012. Bà Noor Rezan cho biết: “Tính đến nay chúng tôi đã đào tạo được 15.500 giáo viên đầu tiên cho chương trình”.
(theo thestar.com)
Thu Hà

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)