Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Ngành giáo dục tại các quận huyện: Áp lực thiếu trườnglớp đè nặng

Tạp Chí Giáo Dục

Trong hai ngày (14 và 15-10), Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức Hội nghị giao ban Hiệu trưởng THPT và trưởng phòng GD-ĐT các quận, huyện lần thứ I năm học 2009-2010. Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe Sở GD-ĐT báo cáo tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học trong tháng 8 và 9, đồng thời phòng GD-ĐT các quận huyện, các trường THPT đã có nhiều ý kiến bức xúc nhiều về việc thiếu trường, thiếu lớp…
Cố gắng rất nhiều
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM, tại hội nghị tổng kết ngành GD-ĐT thành phố vinh dự đón nhận bằng khen của Thủ tướng, Cờ thi đua xuất sắc và 12 Bằng khen của Bộ GD-ĐT; tiếp theo các quận huyện cũng tổ chức tổng kết và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học; Hội nghị tổng kết hoạt động của Ban Đại diện CMHS… Các bậc học từ mầm non đến giáo dục chuyên nghiệp nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ. Phòng Giáo dục Trung học phối hợp các phòng ban Sở tham dự các buổi duyệt kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của các trường THPT và thẩm định (bước 1) chuẩn quốc gia các trường THPT Võ Trường Toản, THCS Nguyễn Gia Thiều (Tân Bình) và THCS Bình Thọ (Thủ Đức). Đồng thời đi thực tế nắm tình hình triển khai năm học mới ở 47 trường THPT và 26 trường THCS. Bậc tiểu học tổ chức khảo sát đầu năm khối lớp 2 và 5 để có biện pháp giúp đỡ những học sinh yếu kém và tổ chức họp chuyên môn cho giáo viên tiểu học toàn thành tại Bình Thạnh. Thanh tra Sở tổ chức thanh tra tuyển sinh, thu tiền đầu năm học và phòng chống tham nhũng ở 5 trường THPT gồm: Nguyễn Trãi, Nguyễn Hữu Thọ, Trần Phú, Hoàng Hoa Thám, Phan Đăng Lưu và Phòng GD-ĐT huyện Hóc Môn. Ngoài ra, Sở GD-ĐT cũng kiểm tra công tác tuyển sinh các lớp đầu cấp ở các trường THPT Ten-lơ-man, THPT Nguyễn An Ninh, tư thục Phan Chu Trinh, tư thục Trương Vĩnh Ký, Tiểu học Kỳ Đồng, Tiểu học Nguyễn Thái Sơn, Tiểu học Lương Định Của và Tiểu học Phan Đình Phùng (quận 3). Bên cạnh đó Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng xác minh 151 văn bằng, điều chỉnh 44 văn bằng, xác nhận 36 trường hợp điểm thi tốt nghiệp và ra quyết định cải chính 8 văn bằng.
Trường TH Âu Dương Lân (quận 8) sĩ số học sinh vượt quá mức quy định
Vẫn còn nhiều khó khăn
Hiệu trưởng Trường THPT Tân Bình, thầy Đỗ Chí Long bức xúc: “Theo nhu cầu, tối thiểu trường chúng tôi phải có 6 giáo viên tin học, nhưng hiện nay chỉ mới có 2 giáo viên, thiếu đến 4 giáo viên nên rất khó, trong khi năm học này là Năm công
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT, năm học 2009-2010 cả thành phố có thêm 607 phòng học các cấp được đưa vào sử dụng. Thực tế so với năm học trước, huyện Bình Chánh tăng hơn 4.000 học sinh; quận Tân Phú tăng 3.468 học sinh, quận Bình Tân tăng hơn 3.100 học sinh, quận Gò Vấp tăng hơn 1.500 học sinh…
nghệ thông tin”. Tính đến thời điểm này, không riêng bậc THPT các bậc học khác cũng phải chống chọi với tình trạng thiếu giáo viên. Ông Lê Ngọc Điệp, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học Sở GD-ĐT cho biết: “Hiện nay thành phố có 43 trường tiểu học có giáo viên dạy đến 2 lớp, có 107 trường vừa đủ mỗi giáo viên một lớp và 125 trường có số lớp quá đông (trên 30 lớp), thậm chí có trường lên đến 103 lớp (đó là Trường Tiểu học An Hội, Gò Vấp). Một số phòng GD-ĐT không có Tổ tiểu học, thậm chí có 7 phòng GD-ĐT không có chuyên viên tiểu học”. Chính sự thiếu hụt đội ngũ giáo viên dẫn đến việc thực hiện học 2 buổi/ngày vô cùng khó. Đồng thời một số phòng GD-ĐT không thực hiện phiên chế Tổ tiểu học gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các hướng dẫn cũng như các chỉ đạo chuyên môn của Sở. Tuy nhiên, với tình trạng thiếu thốn về cơ sở vật chất trường lớp hiện nay cũng ảnh hưởng đến công tác giảng dạy và nâng chất lượng giáo dục. Thầy Nguyễn Minh Châu, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Bình Chánh cho biết: “Năm học này số học sinh bậc tiểu học của huyện Bình Chánh tăng nhiều nên số lớp tăng theo nhưng trường lớp vẫn chưa theo kịp, tạo không ít khó khăn”. Và các quận huyện còn lại đều không tránh được tình trạng này. Vì vậy để ứng phó sức ép này các trường đành chọn phương án tăng sĩ số học sinh/lớp. Hệ quả của việc thiếu giáo viên cùng với tiến độ xây dựng trường lớp quá chậm chắc chắn chất lượng giáo dục sẽ khó đảm bảo. Thầy Nguyễn Đình Thịnh, Hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Hoa Thám đặt vấn đề: “Không thấy Sở GD-ĐT đề cập đến vấn đề thực hiện các dự án xây dựng trường lớp?”. Câu hỏi chưa có câu trả lời, bởi còn chờ… ! Thực tế, một hiệu trưởng trường THPT đã chân thành nói thẳng với đồng nghiệp: “Đừng làm chủ đầu tư, trường tôi từng đứng ra làm chủ đầu tư và vô cùng “khiếp sợ”. Do không nắm được quy trình nên bị các ngành chức năng hành lên, hành xuống, bắt bẻ đủ điều, nhiêu khê lắm thầy ơi!”. Nhưng, các dự án xây dựng lại bắt buộc các trường làm chủ đầu tư, một nhiệm vụ quá khó.
T.T.Q

Bình luận (0)