Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu Dự án Hỗ trợ thương mại và đầu tư của châu Âu (EU – MUTRAP) về ngành gỗ Việt Nam tại hội thảo mới đây, các biện pháp chính sách đối với ngành này còn khá rời rạc, thiếu tính hệ thống và hạn chế hiệu quả.
Đặc biệt, trong bối cảnh Chính phủ đang thực hiện đàm phán các hiệp định thương mại tự do với các đối tác lớn như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành gỗ đang lúng túng khi chưa đưa ra được các đề xuất phương án đàm phán tổng thể cho ngành. Vì vậy, ngành gỗ chưa tận dụng hiệu quả cơ chế tham vấn trong đàm phán thương mại quốc tế mà Thủ tướng Chính phủ đã cho phép.
Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do ngành thiếu định hướng phát triển về sản phẩm, thị trường cũng như năng lực sản xuất phù hợp với năng lực, nhu cầu của doanh nghiệp. Dù ngành gỗ đã được Chính phủ xây dựng và thông qua các quy hoạch và chiến lược phát triển nhưng hầu hết là các mục tiêu chủ quan từ góc độ quản lý nhà nước, không có các biện pháp hỗ trợ thực hiện cụ thể và không gắn trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Diệp Thảo
(SGGP)
Bình luận (0)