Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Ngành học điểm cao, ra trường lương thấp

Tạp Chí Giáo Dục

Trong đt tuyn sinh ĐH năm 2024 va qua, Trưng ĐH Sư phm TP.HCM lt vào tp 5 trưng có các ngành đào to có đim chun cao nht cc, trong đó ngành sư phm ng văn có đim chun cao nht là 28,6. Ngành sư phm toán ca Trưng ĐH Sài Gòn có đim chun là 27,75, tc là trung bình 9 đim mi môn vn chưa đu!

Công cuộc đổi mới giáo dục bao giờ cũng khó khăn, thử thách nhưng với tinh thần trách nhiệm cùng sự yêu nghề, thầy cô luôn mang đến những tiết học hay, bài học ý nghĩa… (ảnh minh họa). Ảnh: N.Hùng

Ngành sư phm vn còn sc hút

Năm nay, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội ghi nhận mức điểm chuẩn kỷ lục, kể từ năm 2015 – thời điểm bắt đầu đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT. Trong đó, hai ngành sư phạm lịch sử và sư phạm ngữ văn lấy 29,3 điểm cho tổ hợp ba môn, cũng là mức điểm chuẩn cao nhất toàn quốc. Nếu không có điểm ưu tiên, thí sinh phải đạt trung bình gần 9,8 điểm mỗi môn mới trúng tuyển. Ngành sư phạm địa lý cũng có điểm chuẩn trên 29. Các ngành sư phạm khác đều lấy từ 22,69 điểm trở lên, có ngành tăng hơn 4 điểm so với năm ngoái.

Điểm chuẩn cao chứng tỏ nghề sư phạm vẫn còn sức hút với thí sinh, cho phép các trường ĐH tuyển chọn được những sinh viên có chất lượng. Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết, việc thí sinh đạt từ 9 điểm trở lên nhưng trượt nguyện vọng yêu thích là điều bình thường, vì xét tuyển ĐH là chọn từ cao xuống thấp. Bên cạnh đó, hiện nay các thông tin về ngành, trường ngày càng minh bạch, rõ ràng. Do đó, các trường có chất lượng đào tạo tốt sẽ được nhiều thí sinh quan tâm. Liệu đây có phải là tín hiệu đáng mừng về nguồn nhân lực cho ngành giáo dục trong những năm tới? Ngành học có sức cạnh tranh cao để tìm được người giỏi hơn!

Tất nhiên điểm cao mới đậu ĐH đó là chuyện bình thường. Lộ trình đào tạo sẽ trọn vẹn hơn khi các em sinh viên sư phạm ra trường có công việc đúng chuyên môn, được đứng trên bục giảng để truyền lại kiến thức cho các thế hệ học sinh. Thế nhưng, thực tế cho thấy, cơ hội việc làm của một số ngành học sư phạm hiện nay đang bị thu hẹp lại rất nhiều – nhất là từ khi ngành giáo dục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có thay đổi về môn học, số tiết ở các cấp học phổ thông. Cũng như mức lương khởi điểm cho sinh viên mới ra trường còn thấp, chưa đủ để trang trải nhu cầu cuộc sống, dẫn đến hệ lụy nhiều giáo viên phải xoay xở tìm “nghề tay trái” để kiếm thêm thu nhập. Đã có không ít thầy cô bỏ nghề, dù đã gắn bó một thời gian dài với ngành giáo dục.

Theo nội dung báo cáo của Bộ GD-ĐT gửi Quốc hội  tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, cả nước có 1,6 triệu giáo viên, thiếu khoảng 100.000 người. Riêng trong năm 2022, cả nước có hơn 16.000 giáo viên bỏ việc. Tính trung bình cứ 100 giáo viên có 1 người bỏ việc, tỷ lệ chiếm 1%. Nhiều nhà quản lý giáo dục cho rằng, chương trình mới cần nguồn nhân lực lớn nhưng ngành giáo dục vẫn chưa giải quyết được bài toán về thu nhập của nhà giáo. Chính vì thế, dù có chỉ tiêu mà ngành vẫn khó tuyển dụng. Đơn cử, thu nhập bình quân của giáo viên mầm non sau 5 năm đạt 4,5 đến 4,7 triệu đồng/tháng, đã gồm phụ cấp và thâm niên. Còn giáo viên mới chỉ nhận khoảng 3 triệu đồng/tháng trong 2-3 năm đầu. Các nhà quản lý nhận định lương “quá thấp” là nguyên nhân chủ yếu khiến giáo viên bỏ nghề, khiến ngành giáo dục kém thu hút, khó tuyển dụng.

Hiện nay Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đang khan hiếm giáo viên ở các môn học: Âm nhạc, mỹ thuật vì đây là những ngành đào tạo ít, học sinh phổ thông cũng không mặn mà với các chuyên ngành này vì nhiều lý do khác nhau. Một số môn đặc thù như tin học, tiếng Anh thì những vùng khó khăn cũng rất khó tuyển vì giáo viên các bộ môn này có cơ hội việc làm bên ngoài trường cao hơn, nếu họ công tác ở những nơi có điều kiện.

Đã hp dn đu vào, cn rng m đu ra!

Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là chủ trương của Đảng và Nhà nước, được sự quan tâm của toàn xã hội. Chính sách về lương, phụ cấp nhà giáo hiện nay đã có nhiều thay đổi. Mới đây, Bộ Chính trị đã yêu cầu lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Cũng như phát triển, nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; bảo đảm đủ số lượng giáo viên theo định mức quy định. Đồng thời, đổi mới quản lý Nhà nước đối với nhà giáo một cách đồng bộ, gắn với quản lý chuyên môn và chất lượng. Phát huy dân chủ, tôn trọng tự do sáng tạo, chuyên môn học thuật, đề cao đạo đức, trách nhiệm của nhà giáo.

Giáo viên rất cần những chính sách hỗ trợ nhà giáo để giúp họ toàn tâm cho công việc giảng dạy, khuyến khích thầy cô phát triển chuyên môn, nghiệp vụ. Ở nhiều thời điểm, các Bộ trưởng Bộ GD-ĐT từng kỳ vọng giáo viên “sống được bằng lương”. Đây không phải lời hứa suông nhưng đó là nỗi niềm “vực được đạo” của những nhà quản lý ngành giáo dục. Bởi lẽ nếu không tận dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao thì đó là điều vô cùng lãng phí. Thời gian 4 năm học ĐH, với bao công sức, tiền bạc cùng nhiệt huyết cống hiến của tuổi trẻ chỉ mong tìm được công việc phù hợp, đúng ngành đào tạo để có thể gắn bó lâu dài với sự nghiệp “trồng người”. Công tác tuyển dụng cần thực hiện minh bạch, công bằng.

Lương chưa tăng đã lo giá tăng!

Bên cạnh chính sách cải cách tiền lương thì còn có những chính sách hỗ trợ như chính sách nhà ở xã hội, ưu tiên con của công nhân viên, áp dụng chế độ nghỉ dưỡng, nghỉ phép đầy đủ… Các giải pháp này hầu hết được một số nước áp dụng và chính sách ưu đãi thu hút nhân lực và khu vực công khi giá cả thị trường trượt giá và lạm phát cao, tăng lương khó có thể gánh vác hết. Nếu tăng lương mà giá cả cũng tăng thì không đem lại lợi ích gì cho người hưởng lương. Có khi việc tăng lương gần như chỉ là tăng số tiền trong tài khoản chứ không phải là nâng cao mức sống của người lao động.

Trong khi chờ đợi sự điều chỉnh chính sách từ các ban, ngành thì giáo viên cả nước đang nỗ lực chuẩn bị cho năm học mới. Năm học 2024-2025 được coi là mốc quan trọng đánh dấu sự đổi mới giáo dục. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 hướng tới việc hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất và năng lực cốt lõi, góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh. Thầy cô và học sinh đặt nhiều mục tiêu, quyết tâm dạy và học tích cực hơn, hiệu quả hơn. Công cuộc đổi mới giáo dục bao giờ cũng khó khăn, thử thách nhưng với tinh thần trách nhiệm, sự quyết tâm và tận tụy, yêu nghề, thầy cô luôn mang đến những tiết học hay, những bài học ý nghĩa, đem lại nhiều tư duy đổi mới, sáng tạo giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức theo nhiều cách tiếp cận thú vị, giúp khơi dậy sự tự tin, đam mê tìm tòi tri thức trong mỗi học sinh. Đó là tấm lòng của những nhà giáo trong sự nghiệp trồng người.

Lâm Vũ Công Chính

Bình luận (0)