Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Ngành “hot” chỉ phù hợp với năng lực riêng mỗi người

Tạp Chí Giáo Dục

Đnh nghĩa li giá tr ca các ngành “hot”, xu hưng ngành “hot” hin nay…, các chuyên gia tư vn trong chương trình tuyn sinh “Đúng ngành ngh – Sáng tương lai” năm 2020 đã giúp hc sinh lp 12 “ci nút tht” trong vic chn la ngành ngh.

Hc sinh lp 12 ti TP.HCM trao đi vi chuyên gia v thông tin ngành ngh trong mt chương trình tư vn do Báo Giáo dc TP.HCM t chc (nh minh ha)

Chương trình do Báo Giáo dc TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (HIU).

Không có ngành “hot”, ch có con ngưi “hot” trong ngh

Trước băn khoăn của học sinh lớp 12 về các ngành “hot” hiện nay, chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo khẳng định, không có ngành “hot” mà chỉ có người “hot” trong nghề. “Hiện nay có rất nhiều quan điểm về ngành “hot”. Ngành “hot” là gì, khái niệm này còn phụ thuộc vào giá trị nhìn nhận riêng của mỗi người. Ví dụ, một ngành có thể “hot” với người này nhưng lại là “nguội” với người kia. Do đó, ngành “hot” chỉ phù hợp với năng lực riêng của mỗi người”, bà Thảo cho biết. Bên cạnh đó, bà Thảo cũng chỉ ra, thay vì chăm chăm tìm kiếm những ngành “hot” thì người học nên tìm hiểu kỹ về ngành nghề, lĩnh vực đó có tiêu chí nào, nhu cầu của thị trường ra sao, từ đó nhìn nhận lại bản thân, xem mình có phù hợp hay không.

Ở khía cạnh khác, ông Trần Anh Tuấn (chuyên gia dự báo nguồn nhân lực) nhìn nhận, thực tế hiện nay nhu cầu nhân lực cần rất nhiều nhưng vẫn có thất nghiệp. Tình trạng thất nghiệp ở đây là do sự chủ quan, cho rằng học ĐH ra trường là có việc làm, học tại các trường “top”, học ngành “hot” là có việc làm ngay… “Trong thời đại kỷ nguyên số và hội nhập toàn cầu, đó là những quan điểm sai lầm. Các em “đừng dứt khoát” phải học trường này, trường kia để rồi chọn những ngành không phù hợp. Bởi khi các em chọn được một ngành phù hợp thì học ở bất cứ môi trường nào cũng đều có khả năng thành công cao”, ông Tuấn khẳng định.

Nhng ngành hc ca xu hưng hi nhp

“Thc tế hin nay nhu cu nhân lc rt nhiu nhưng vn có tht nghip. Tình trng tht nghi đây là do s ch quan, cho rng hc ĐH ra trưng là có vic làm, hc ti các trưng “top”, hc ngành “hot” là có vic làm ngay…”, ông Trn Anh Tun (chuyên gia d báo ngun nhân lc) nhìn nhn.

Một trong những ngành học của xu hướng hội nhập hiện nay đó là công nghệ sinh học. Chia sẻ về ngành học này, PGS.TS Lê Xuân Thám (Trưởng ngành công nghệ sinh học, HIU) cho hay, năm 2020 là năm đầu tiên HIU mở ngành đào tạo này nhằm đón đầu xu thế hội nhập, cung ứng nguồn nhân lực nắm bắt tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tại HIU, ngành học này tập trung đào tạo những giá trị cốt lõi, tích hợp với những tiến bộ trong các lĩnh vực sinh học, y, dược; công nghiệp thực phẩm, chế biến thực phẩm; công nghệ sinh học môi trường…, phù hợp với xu thế quốc tế hóa và trao đổi quốc tế. Với mong muốn phát triển công nghệ sinh học tại Việt Nam dựa trên chính tài nguyên sinh học của Việt Nam. Học ngành này các em có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, y tế, công thương, tài nguyên môi trường, giáo dục… Tuy nhiên, PGS.TS Thám cho rằng ngành công nghệ sinh học chỉ phù hợp với những cá nhân luôn có sự chuyên cần trong học tập, nhanh nhạy nắm bắt kiến thức, có khả năng làm việc nhóm, trao đổi phỏng vấn.

Một ngành khá mới mẻ nhưng cũng là xu hướng hiện nay là Fitness/Gym. Theo PGS.TS Lương Thị Ánh Ngọc (Trưởng ngành giáo dục thể chất và an ninh quốc phòng, HIU), đây là ngành đào tạo ra các huấn luyện viên để giúp con người có sức khỏe tốt về tinh thần và hình thể, lan tỏa đến xã hội những giá trị tốt đẹp từ chính vẻ đẹp hình thể. Hiện nay, ngành Fitness/Gym chỉ có HIU đào tạo. Theo chương trình đào tạo của HIU, để trở thành một huấn luyện viên phải trải qua rất nhiều chương trình học, nghiên cứu cả về thẩm mỹ đến giá trị sức khỏe. Tương tự, đối với ngành thiết kế thời trang, theo nhà thiết kế Lê Sĩ Hoàng (giảng viên của HIU), yếu tố đầu tiên để theo học ngành này là năng khiếu và sở trường. Và để theo ngành một cách chuyên nghiệp thì yếu tố sáng tạo không chỉ là cảm hứng mà phải có sự nghiêm túc. “Thời trang là nghệ thuật ứng dụng, phải học nhiều lắm. Thị trường luôn thay đổi, luôn đòi hỏi cái mới, không được đứng lại bằng lòng với những điều mình đạt được. Nếu chuyên ngành thời trang được coi là cột sống thì người học cần phải học những ngành nghề khác để làm xương sườn như âm nhạc, văn học, lịch sử, địa lý, thậm chí phải có thói quen của một nhà nghiên cứu; khả năng tư duy, logic của một nhà sư phạm, tự xét mình, biết lắng nghe những nhận xét xung quanh, xác định được đối tượng sử dụng sản phẩm của mình”, ông Hoàng chỉ ra.

Đặc biệt, với câu chuyện khởi nghiệp trong ngành thời trang, ông Hoàng cho rằng không phải cứ có vốn lớn mới có thể khởi nghiệp được. Muốn khởi nghiệp cần phải xây dựng tư duy. Tiếng Anh cũng rất quan trọng trong ngành này bởi sẽ giúp các em tiếp cận với các tư liệu khổng lồ trên thế giới. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần có cái nhìn hướng thiện qua văn hóa thời trang để định hướng những giá trị đẹp trong xã hội.

Bài, ảnh: Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)