Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Ngành khoa học cơ bản: Khan hiếm nhân lực trình độ cao

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Trong khi số người đăng ký dự thi sau đại học ở các ngành về kinh tế, xây dựng, kỹ thuật lên tới hàng vạn, thì các ngành khoa học cơ bản nhiều năm nay lại vắng hoe. Dù xã hội đang cần nhưng người học lại không quan tâm. Vì vậy, nhiều năm nay, những ngành khoa học cơ bản không cách nào tuyển sinh đủ chỉ tiêu.

Thiếu nền tảng!

Nguyễn
PGS.TS Nguyễn Lê Ninh

PGS.TS Nguyễn Lê Ninh (Ủy viên BCH Liên hiệp các Hội KH&KT TPHCM): Hiện nay, ngành nào khả thi trong đầu ra thì sẽ dễ thu hút người vào hơn. Ngành học nào xã hội có nhu cầu lớn sẽ dẫn đến nhu cầu của người học lớn. Không phải chờ đến cao học mà ngay trong kỳ thi tuyển sinh ĐH – CĐ, thí sinh cũng tập trung đăng ký dự thi vào các ngành kinh tế hay công nghệ thời thượng, ít đăng ký đến ngành khoa học cơ bản.
Sự phát triển mất cân đối này đang biểu hiện khuynh hướng "thấp hóa" của xã hội. Có lý giải cho rằng đang xuất hiện xu hướng "ăn xổi" trong việc lựa chọn các ngành học của giới trẻ, bởi do cuộc sống khó khăn, người học chỉ mơ ước kiếm được tiền nhanh cho ngành mình học, không nghĩ đến việc xây các ước mơ cho ngành học mình yêu thích.
Do tư tưởng sống vội như vậy, nên khó có ai dám để xây cho mình cho những bệ phóng để ý tưởng bay cao. Mặt khác, chính truyền thông báo chí cũng là nguyên nhân tạo nên sự khập khiễng này. Truyền thông luôn thổi phồng con số các ngành học phát triển, thu nhập cao, vì vậy khiến cho những ai có tâm huyết với ngành khoa học cơ bản cũng phải nản chí định hướng của mình, mà tìm một ngành thực dụng để "dụng võ"!
Phải bù lỗ!

a
PGS.TS Hồ Huỳnh Thùy Dương

PGS.TS Hồ Huỳnh Thùy Dương (Phó trưởng phòng Sau Đại học, trường Đại học KHTN TPHCM): Dù không phục vụ thực tiễn ngay nhưng muốn đất nước phát triển thì không thể thiếu vì khoa học cơ bản đẻ ra khoa học ứng dụng.

Ví dụ, công nghệ sinh học muốn đạt được tầm cao mà không chú ý tới hóa học thì không làm được. Để khoa học ứng dụng phát triển thì khoa học cơ bản phải phát triển trước. Vì vậy, hiện có khá nhiều chuyên ngành như sinh học, toán học đại số và lý thuyết số, vật lý lý thuyết… không có người học nhưng nhiều trường cũng vẫn phải duy trì và phải bù lỗ.
Những ngành đó dù hiện nay, người học không tự tìm đến, nhưng chúng tôi cũng rất cần để phát triển khoa học toàn diện, để tạo nguồn giảng viên cho trường và cho cả các trường khác, nếu không thì sau này sẽ không còn người dạy cho các ngành này. Mặt khác, nếu đóng các ngành khoa học cơ bản thì chúng ta vĩnh viễn chỉ là người ứng dụng phát kiến của người khác chứ ta không phát triển được. Vì vậy, hiện nay không phải trông đợi vào cơ chế chính sách, mà các trường cũng đang phải tự tìm cách đào tạo nguồn nhân lực để duy trì và kế thừa cho  chính mình. 
Nhà nước phải đầu tư…
a
ThS Trần Đình Lý

ThS Trần Đình Lý (Trưởng phòng Công tác sinh viên, giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp, Đại học Nông Lâm):
Hiện nay, các quốc gia lân cận Việt Nam không chỉ thu hút tài năng trong nước mà còn thu hút của nước ngoài, trong đó có Việt Nam… Do đó, ảnh hưởng ngược lại theo hướng khó khăn quá trình "đầu vào" của người học. Chính sách đãi ngộ của Nhà nước chưa đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của đội ngũ cán bộ viên chức, giáo viên gây khó khăn trong việc giữ và thu hút đội ngũ cán bộ có trình độ cao tham gia giảng dạy.
Cần có cơ chế nhà nước đặt hàng đào tạo và cả nghiên cứu đối với các ngành khoa học cơ bản và đảm bảo chất lượng đào tạo cần có bước đột phá nhằm tăng mức đầu tư của nhà nước hiện nay cho các ngành khoa học cơ bản. Lĩnh vực ngành nghề đào tạo và nghiên cứu cơ bản nhất thiết phải được nhà nước đầu tư. Mức đầu tư kinh phí sẽ được tính toán dựa trên suất đầu tư thực tế để đào tạo sinh viên, đáp ứng chuẩn đầu ra theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, đạt yêu cầu đặc biệt của sản phẩm đào tạo.
Bên cạnh đó, sinh viên các ngành khoa học cơ bản cần được hưởng một số chính sách từ phía Nhà nước, hỗ trợ một phần chi phí học tập, tạo sự yên tâm cho sinh viên trong lĩnh vực cần được quan tâm này.   

Kết quả thi tuyển cao học đợt 1 năm 2011 ở trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM: Ngành Cơ học vật thể rắn chỉ có 4 người dự thi nhưng không ai trúng tuyển; Vật lý lý thuyết và Vật lý toán có 15 người dự thi thì chỉ 4 người trúng tuyển trong khi chỉ tiêu là 25; Đại số và lý thuyết số chỉ tiêu 25 nhưng chỉ 10 người đậu; Ngành Vật lý vô tuyến và Điện tử – Kỹ thuật chỉ 3 người trúng tuyển…

Theo Việt Nhân
(Bee.net)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)