Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Ngành kỹ thuật xây dựng – triển vọng phát triển tương lai

Tạp Chí Giáo Dục

Vi hc bng 100% và chương trình hc chun quc tế, sinh viên k thut xây dng không còn phi lo lng v ngành và có cơ hi đến gn hơn vi đam mê ca mình.


Sinh viên ti VGU đưc hc tp vi cơ s vt cht hin đi bc nht

Xóa b đnh kiến ngành Xây dng

Với hơn 29 trường đại học đào tạo các ngành liên quan đến lĩnh vực xây dựng trên khắp cả nước, mỗi năm chỉ tiêu tuyển sinh nằm vào khoảng 7 nghìn người, đây vẫn là một ngành có tỷ lệ chọi thuộc nhóm thấp, chỉ từ 1:2,4 đến 1:3,5 (theo số liệu năm 2019). Nguyên nhân của thực trạng này không khó hiểu khi học sinh và phụ huynh nhìn chung vẫn chưa có cái nhìn cởi mở với ngành Xây dựng. Phần lớn vẫn còn định kiến cho rằng đây là ngành ra làm cực khổ, phải chạy công trình, dầm mưa dãi nắng thường xuyên, chỉ phù hợp cho nam giới, thu nhập không ổn định…

Trên thực tế, nghề xây dựng là một trong những nghề cổ xưa nhất trên thế giới và có sự tồn tại bền vững ở bất kỳ thời đại nào. Trong những năm gần đây sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam cũng kéo theo sự phát triển của cơ sở hạ tầng, từ xây dựng dân dụng đến xây dựng công nghiệp đều nở rộ và đòi hỏi nguồn nhân lực lớn, đặc biệt là nhân lực với chuyên môn cao cộng thêm kỹ năng mềm để thích ứng với môi trường làm việc toàn cầu. Cơ hội nghề nghiệp cho ngành Xây dựng cũng vô cùng đa dạng: từ kỹ sư thi công, kỹ sư kết cấu, cho đến kỹ sư dịch vụ kỹ thuật, từ quản lý dự án, giám sát công trình cho đến tư vấn phát triển bền vững… Sinh viên tốt nghiệp hoàn toàn không bị giới hạn ở việc phải theo ra công trường, càng không giới hạn trong việc phát triển sự nghiệp về lâu dài, đặc biệt là ở các công ty, tập đoàn quốc tế với mức lương thuộc hàng cao so với mặt bằng chung.

Phát trin ngành k thut xây dng theo đnh hưng Đc

Cử nhân Kỹ thuật xây dựng (BCE) là chương trình đào tạo hợp tác giữa Trường ĐH Việt Đức (VGU) và ĐH Khoa học ứng dụng Biberach, Đức (HBC).

Chương trình BCE được thiết kế kéo dài trong 8 học kì (2 học kì đại cương và 6 học kì chuyên ngành), đi sâu vào lĩnh vực Kỹ thuật kết cấu – cung cấp các kiến thức tổng quan về kỹ thuật xây dựng cùng các nội dung chuyên sâu về phân tích, thiết kế kết cấu xây dựng cũng như vật liệu xây dựng (chủ yếu là kim loại và gỗ). Bên cạnh đó, chương trình học tại VGU đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng về ứng dụng phần mềm Mô hình Công trình xây dựng (BIM), Hệ thống thông tin địa lý (GIS) hay môn học về Quản trị, Luật và Quản lý hợp đồng xây dựng…


Đnh hưng phát trin ca ngành K thut xây dng rt đa dng và phù hp cho mi đi tưng

Đại học Khoa học ứng dụng Biberach là trường có lịch sử phát triển lâu đời, và hiện đang đứng đầu về ngành Kỹ thuật xây dựng và quản lý dự án tại Đức (theo xếp hạng quốc gia mới nhất thực hiện bởi Trung tâm phát triển Đại học CHE năm 2019). Chương trình học do phía Biberach và Việt Đức phối hợp phát triển cũng đã được chứng nhận kiểm định chất lượng quốc tế bởi Tổ chức ASIIN của Đức. Không chỉ được tiếp thu kiến thức từ các giáo sư hàng đầu, sinh viên ngành BCE còn được thực hành tại các phòng thí nghiệm chuyên nghiệp đầu tư cao nhất tại Việt Nam hiện nay về gỗ, xi măng, thép kết cấu, và đặc biệt phòng BIM lab áp dụng các công nghệ thực tế ảo và mô phỏng hiện đại. Chương trình học cũng chú trọng việc đào tạo thực hành theo nhóm dưới dạng dự án ngay từ những năm đầu nhằm hỗ trợ sinh viên làm quen và tự tin với việc quản lý và phân công công việc sau này.

Thông tin liên hệ: ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC
https://www.tuyensinh.vgu.edu.vn

Đặc biệt, trong kỳ tuyển sinh 2021, VGU tăng cường chính sách học bổng cho ngành Kỹ thuật xây dựng nhằm thu hút sinh viên, cụ thể:

50% thí sinh có kết quả đầu vào xuất sắc nhất sẽ được cấp học bổng trị giá 100% học phí;

50% thí sinh có kết quả thi đầu vào xuất sắc tiếp theo sẽ được cấp học bổng trị giá 50% học phí.

P.V

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)