Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Ngành ngân hàng thời công nghiệp 4.0

Tạp Chí Giáo Dục

“Nhn biết đưc ri ro, sng cùng vi ri ro; kh năng đnh lưng mi th, luôn có tinh thn t hc và mt chút mo him… là nhng t cht cn có ca mt ngưi làm ngân hàng”. Thông tin trên đưc ông Phm Linh (Phó Tng Giám đc Ngân hàng Vit Á) đưa ra trong Hi tho “Ngưi ngân hàng nói gì v ngân hàng” din ra ti 23-5 ti Trưng ĐH Ngân hàng TP.HCM.

Din gi đang trao đi vi các bn tr trong hi tho

Hội thảo do JCI Việt Nam – Liên đoàn các nhà lãnh đạo và doanh nhân trẻ toàn cầu tại Việt Nam tổ chức, thu hút đông đảo sinh viên ngành ngân hàng và học sinh THPT tham dự.

Theo ông Linh, ngân hàng là một ngành rất nhiều áp lực, với đặc thù riêng của ngành sẽ rất dễ khiến con người ta thay đổi tính cách và phản xạ tự nhiên. Do đó, ông Linh cho rằng sinh viên nên phải tự đào tạo mình càng nhiều càng tốt. “Đào tạo về ngoại ngữ, tin học và kỹ năng trong cuộc sống. Thậm chí, với những môn học các em không mấy chú ý như kinh tế vĩ mô, toán thống kê lại có ích rất nhiều với người làm ngân hàng. Đó là những môn học cơ sở để tính toán độ nhạy của nền kinh tế, giúp lường trước được những rủi ro”, ông Linh nói.

Có chung nhận định, ông Nguyễn Khắc Nguyện (Giám đốc nhân sự, Ngân hàng ACB) cho biết thêm, hiện giới trẻ Việt Nam đang rất thiếu về kỹ năng, không dám vượt ra khỏi vùng an toàn của mình, thờ ơ với các vấn đề xã hội, dễ bị ảnh hưởng bởi đám đông nhất là đám đông trên mạng xã hội. Trong khi đó, ngành ngân hàng lại cần một chút mạo hiểm, một chút mơ mộng, “dám hoang tưởng”. “Các bạn trẻ hãy đề ra cho bản thân những mục tiêu để tạo động lực và thử thách bản thân. Mình phải hiểu vùng an toàn của bản thân là gì, vùng kế bên của bản thân là gì để dám vượt rào bước qua”, ông Nguyện nhắn nhủ.

Trước vấn đề được nhiều sinh viên, học sinh đặt ra trong hội thảo là thách thức nào của người làm ngân hàng trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Giải đáp thắc mắc này, ông Trần Hoài Phương (Giám đốc kinh doanh BNP Paribas chi nhánh TP.HCM) cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vừa là thách thức nhưng cũng là thời cơ cho người trẻ tận dụng. Theo thống kê, trong tương lai khối lượng nhân sự của ngành ngân hàng sẽ sụt giảm chỉ còn 40%. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là chắc chắn về kiến thức nền, giỏi ngoại ngữ.

Vẫn với quan niệm “sự sáng tạo và khởi nghiệp trong ngành ngân hàng là rất lớn”, ông Linh cho biết cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 chỉ đặt ra cho người trẻ thêm những cơ hội mới. “Các bạn trẻ có lợi thế về mạng xã hội. Nếu biết tận dụng lợi thế này thì đó lại là một điểm mạnh để phát triển công việc”, ông Linh phân tích.

Trước thắc mắc của sinh viên ngành ngân hàng là ngoài sự sáng tạo thì làm thế nào để tạo ra sự khác biệt, để các ngân hàng tuyển dụng? Ông Nguyện cho rằng sự sáng tạo không thôi chưa đủ. Mà điều cốt lõi là các em phải lý giải cho nhà tuyển dụng hiểu được rằng, các em sáng tạo để tạo ra điều gì, giải quyết vấn đề nào. “Đó mới là điểm mạnh để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng”, ông Nguyện nhấn mạnh.

Trong hội thảo, các diễn giả cũng đưa ra những gợi ý, hướng dẫn các bạn trẻ cách viết đơn xin việc “hoàn hảo và ăn điểm” đối với nhà tuyển dụng. Theo ông Phương, riêng về đơn xin việc (CV) đã chiếm 35% thành tố để giúp các bạn trẻ có việc làm. Bên cạnh đó, diện mạo, phong cách, thái độ trong buổi phỏng vấn chiếm thêm 15% nữa. “Phải có sự liền mạch trong CV. Nếu có những khoảng thời gian đứt quãng, hãy có một câu chuyện hay ho để kể cho khoảng thời gian ấy bởi thông thường nhà tuyển dụng rất hay xoáy vào những khoảng trống đó”, ông Phương nói. Ông Nguyện bổ sung thêm: “Các em nên ghi trong CV rằng mình muốn vào công ty đó để được phát huy sự học hỏi chứ không nên ghi rằng vào đó để học hỏi. Bên cạnh đó phải tìm hiểu trước về đơn vị mình làm để có thể kể một vài câu chuyện thú vị, tạo sự thân mật gần gũi trong buổi phỏng vấn”.

Tuy nhiên, trên tất cả, các diễn giả cho rằng điều mà nhà tuyển dụng cần nhất ở các ứng viên vẫn là tố chất, kiến thức, sự ham học hỏi. “Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ vẫn chưa muộn”.

Quang Long

 

Bình luận (0)